Quy chuẩn trong thiết kế sân tennis đạt chuẩn quốc tế
Khi bạn tập luyện thể dục thể thao sẽ mang tới cho bản thân một sức khỏe tốt, đặc biệt khi luyện tập môn tennis. Hiện nay, tennis là một môn thể thao rất được yêu thích, phù hợp với mọi lứa tuổi khác nhau. Vậy thì làm thế nào để xác định quy chuẩn khi xây dựng sân tennis theo tiêu chuẩn quy định? Hãy cùng tham khảo một vài tiêu chuẩn trong thiết kế sân tennis ngay dưới nhé.
Các loại mặt sân khi thiết kế sân tennis thi đấu
Mặt sân tennis là mặt phẳng, tuỳ thuộc vào chất liệu của bề mặt sân. Mỗi bề mặt sẽ có vận tốc và độ nẩy khác nhau của bóng, từ đó tác động lên người chơi. Về cơ bản có thể phân làm 4 loại sân chính:
- Mặt sân đất nện: gồm có 3 loại đất sét, đất sét nhân tạo và loại hybrid.
- Mặt sân tennis: Asphalt, Acrylic, sân nhân tạo.
- Mặt sân cỏ: Cỏ tự nhiên hoặc cỏ tổng hợp.
- Mặt sân cỏ tổng hợp: Sử dụng những vật liệu nhân tạo như PP Interlocking hay thảm PV.
Mặt sân thi đấu tennis có thể làm bằng 1 trong 4 vật liệu được nêu trên và thích hợp với sân tennis trong nhà hoặc ngoài trời. Mỗi mặt sân tennis đều có một yêu cầu kỹ thuật và một tiêu chuẩn chất lượng riêng. Tại Việt Nam, mặt sân bê tông được làm bởi vật liệu sơn thể thao chuyên dụng Acrylic là phổ biến nhất.
Kích thước thiết kế sân tennis đạt chuẩn quốc tế
Thiết kế sân tennis với kích thước sân thi đấu tennis có thể sử dụng được ở cả 2 loại thể thức là thi đấu đơn và thi đấu đôi. Tuy nhiên thi đấu đơn có chiều rộng bé hơn và kích thước của sân tennis có dạng hình chữ nhật với tổng diện tích là 668,9 m2
Trong đó, chiều ngang có kích thước là 10.97 m (tương ứng với 36 feet). Chiều cao sân tennis là 23.77 m (tương đương 78 feet để chia thành 2 nửa sân). Mặt bằng sân tennis thi đấu có kích thước là chiều dài tiêu chuẩn là 36.58 mét (120 feet), chiều cao tiêu chuẩn là 18.29 m (60 feet)
Một số lưu ý để thiết kế sân tennis đạt chuẩn quốc tế
Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao, các sân tennis ngày một nhiều ở những nơi tập trung đông dân cư. Tuy nhiên khi đầu tư thiết kế sân tennis với chi phí phù hợp thì bạn cần lưu ý một vài điểm sau:
- Khảo sát giá cả và chất lượng của nhiều đơn vị khác nhau để chọn được đơn vị uy tín nhất với mức chi phí phù.
- Thuê địa điểm thi công, thiết kế sân tennis ở khu vực đông dân cư, thuận lợi cho việc đi lại của khách hàng.
- Chú ý đến hệ thống điện thắp sáng trên sân tennis vào ban đêm.
- Lựa chọn nhà thầu thi công uy tín nhằm đảm bảo chất lượng công trình và có mức giá phù hợp với giá thị trường.
Các tiêu chuẩn thiết kế sân tennis chuẩn thi đấu
Ngoài kích thước tiêu chuẩn trên bề mặt sân như chiều dài, chiều rộng và tổng diện tích. Để thiết kế sân đạt chuẩn và áp dụng vào thi đấu, bạn cần phải biết một số các tiêu chuẩn như sau:
Thiết kế khán đài cho sân tennis
Khán đài trong sân tennis được chia thành bốn cấp. Chất lượng sử dụng và độ bền của từng cấp được quy định tùy theo mỗi cấp. Đối với những công trình phục vụ vận động viên và khán giả được phân loại theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2748-1991 “Phân loại công trình xây dựng – Nguyên tắc chung”.
Độ dốc sân tennis tiêu chuẩn
Mặt sân được tính độ dốc theo mặt cắt phương ngang của sân, độ dốc bề mặt sân theo tiêu chuẩn của FIFA. Độ dốc min: 0, 83 % (1:1 200), độ dốc max: 1% (1:1 000). Mặt sân được tưới đẫm nước sau 30 phút được tưới nước tự nhiên, trên mặt sân không có chỗ nào ứ nước và bị động cục bộ không phải là đạt tiêu chuẩn.
Cấu tạo lớp nền của sân tennis
Thông thường để thi công, thiết kế sân tennis bạn cần phải nắm rõ cấu tạo của nó có 6 lớp cấu tạo chính. Đủ để tạo nên một sân cỏ nhân tạo tennis đúng với chuẩn quốc tế, với chất lượng cao, tạo một mặt nền giúp bóng nảy tốt, giảm chấn thương cho người sử dụng.
Cột lưới của sân tennis
Cột lưới của sân tennis thường được thiết kế là hình vuông hoặc hình tròn. Nếu hình tròn thì có đường kính 15cm và hình vuông thì có chiều dài cạnh 15cm. Tâm cột đặt cách mép ngoài đường biên dọc mỗi bên 0.914 m. Cuối hai bên sân là đường biên ngang, hai bên mép là đường biên chéo.
Những đường kẻ giới hạn trên mặt sân tennis
Thiết kế sân tennis với đường kẻ giới hạn giao bóng ở khoảng giữa rộng 5cm trong khoảng sân giữa lưới và đường giao bóng. Ở khoảng giữa đường biên ngang, kẻ một vạch mốc giao bóng rộng 5cm, dài 10cm, vuông góc với đường cuối sân và hướng vào phía giữa sân.
Chú ý: Tất cả những đường kẻ khác trên sân không được phép nhỏ hơn 2,5 cm và lớn hơn 5cm, trừ đường cuối sân được kẻ rộng 10cm. Tất cả kích thước của các đường kẻ phải được tính đến mép sân nếu mỗi đường kẻ có cùng một màu.
Bài viết trên là tất tần tật những gì bạn cần biết để thiết kế sân tennis đạt chuẩn thi đấu. Bất kỳ thắc mắc hoặc tư vấn về bản vẽ thiết kế sân chơi tennis, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi. Nam Anh cam kết mang đến cho bạn những công trình chất lượng mà chi phí thi công rất cạnh tranh, tiết kiệm tối đa.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0936.62.63.28
- Website: https://namanh.com.vn/
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa Detech – 8c Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội