Tầng tum là gì? 5 ý tưởng thiết kế tầng tum đẹp, hợp lý
Trong thiết kế nhà ở hiện nay, tầng tum ngày càng trở nên phổ biến. Vậy tầng tum là gì, tầng tum có chức năng như thế nào, cách phân biệt tầng tum và tầng áp mái? Nam Anh sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời và giới thiệu 5 ý tưởng thiết kế tầng tum độc đào, hợp lý nhất ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Tầng tum là gì? Tìm hiểu chức năng của tầng tum
Nhiều người gửi đên Nam Anh thắc mắc tầng tum là gì? Tầng tum (mái tum) là tầng trên cùng cao nhất của căn nhà, mục đích sử dụng che chắn cầu thang. Thông thường tầng tum được tận dụng bố trí thành nhà kho, phòng thờ hoặc phổ biến nhất là sân phơi quần áo, trồng cây cảnh hoặc khu ngồi uống nước thư giãn.
Quy định chiều cao tầng tum
Tầng tum cao bao nhiêu là hợp lý?Trong khi xây dựng chúng ta nên chú ý đế chiều cao của tầng tum, bởi kích thước này được quy định cụ thể tùy thuộc vào thiết kế và quy định của từng khu vực. Theo thông tư 07/2019 của Bộ Xây dựng có quy định chiều cao tầng tum từ 2 – 3m (chưa bao gồm chiều cao của mái). Riêng đối với khu vực bị khống chế chiều cao, diện tích dưới 35 m2, nằm trong hẻm nhỏ thì chiều cao tầng tum chỉ 2m.
Chức năng tầng tum
Tầng tum nằm ở phần cao nhất của ngôi, thường có diện tích nhỏ hơn các tầng phía dưới. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà tầng tum được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau:
- Che chắn cầu thang: Chức năng cơ bản nhất của tầng tum là che chắn cầu thang lên san thượng khỏi thời tiết khắc nghiện. Bên cạnh đó tầng tum còn có tác dụng chống nóng, cách nhiệt cho căn nhà, bảo vệ trần nhà, chống thấm dột.
- Tăng diện tích sử dụng: Tầng tum được coi là không gian linh hoạt nhất trong căn hộ, người dùng có thể thoải mái bố trí nhiều công năng khác nhau tùy nhu cầu sử dụng. Chúng ta có thể thiết kế tầng tum đẹp là phòng thờ, phòng ngủ, phòng giải trí, nơi thư giãn uống trà, làm nha kho… Mặc dù thiết kế công năng tầng tum đa dạng nhưng tiết kiệm chi phí đầu tư mà vẫn đảm bảo giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ.
- Điểm nhấn thẩm mỹ: Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều thiết kế tầng tum với kiểu dáng, phong cách khác nhau tạo nên sự độc đáo, mới lạ cho căn hộ. Tầng tum còn giúp tổng thể ngôi nhà trở nên cao đẹp, bề thế hơn.
- Tạo sự cân bằng cho ngôi nhà: Thiết kế thêm tầng tum trong căn hộ có tác dụng tạo ra sự cân bằng và hài hòa cho công trình cả trong phong thủy và thẩm mỹ.
Phân biệt tầng áp mái và tầng tum
Trên thực tế nhiều người băn về khái niệm của tầng áp mái và tầng tum. Vậy tầng tum và tầng áp mái có khác nhau không? Tầng mái và tầng tum là khái niệm nói đến tầng cao nhất của ngôi nhà.
Tuy nhiên tầng áp mái là khái niệm khác được định nghĩa là tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc 1 phần mặt đứng được tạo thành từ mái gấp hoặc mái nghiêng. Trong đó nếu có tường đứng thì không cao quá mặt sàn 1,5m. Do đó tầng áp mái và tầng tum là 2 khái niệm khác nhau, điểm khác cơ bản nhất là khu vực bố trí và diện tích xây dựng.
5 ý tưởng thiết kế tầng tum độc đáo và hợp lý nhất
Thiết kế tầng tum đẹp không chỉ làm tăng giá trị thẩm mỹ cho công trình, mà còn tăng diện tích sử dụng. Nếu bạn đang có ý định thiết kế tầng tùm không nên bỏ quả 5 ý tưởng độc đáo và hợp lý dưới đây nhé.
1. Thiết kế tầng tum đẹp kết hợp phòng ngủ
Thiết kế tầm tum kết hợp phòng ngủ là ý tưởng khá phổ biển được nhiều gia chủ áp dụng cho căn hộ của mình. Mặc dù diện tích tầng tum không quá lớn nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện thành phòng ngủ cho người lớn. Do tầng ở trên cùng, nên không phù hợp bố trí cho người già hay trẻ nhỏ ở.
Ưu điểm của tầng tum kết hợp phòng ngủ là tiết kiệm diện tích, mở rộng công năng, tiết kiệm chi phí, đảm bảo sự riêng tư cho người sử dụng. Bạn có thể bố trí tường thạch cao, lắp rèm che cho căn phòng tăng thêm giá trị thẩm mỹ. Tuy nhiên chúng ta cần chú ý đến yếu tố chống nóng cho phòng ngủ này nhé.
2. Mẫu tầng tum đẹp kết hợp sân vườn xanh mát
Một thiết kế đáng chú ý khác không thể bỏ qua là mẫu tầng tum đẹp kết hợp không gian sân vườn xanh mát. Để hoàn thiện thiết kế này cần diện tích tầng tum đủ rộng cho các phần bố trí cây xanh, bàn trà, ghế ngồi để cả gia đình có thể quây quần trong những ngày thời tiết dễ chịu.
Với mẫu thiết kế này thường phù hợp với căn hộ mang phong cách thiết kế hiện đại. Bạn có thể trọng tone màu sáng, để làm không gian trở nên dịu mát hơn. Kết hợp hài hòa với việc bố trí cây xanh hài hòa làm cho quang cảnh thư giãn, dễ chịu.
3. Tầng tum sáng tạo cho biệt thự
Nếu sở hữu căn biệt thự mang phong cách hiện đại với mặt bằng tầng tum lớn, gia chủ nên chọn trang trí tầng tum theo phong cách sáng tạo. Thiết kế tầng tum cho biệt thự không chỉ tăng thêm không gian sử dụng mà còn giúp tổng thể công trình trở nên thoáng mát. Bên cạnh đó chi phí thiết kế, xây dựng tầng tum cũng tiết kiệm hơn nhiều so với việc xây dựng thêm 1 tầng.
Đối với maaix tầng tum đẹp sáng tạo, gia chủ có thể chọn tone màu trang trí tương ứng với căn biệt thự. Chọn phần mái dốc màu trầm để đảm bảo sự sang trọng, lịch lãm. Trong trang trí kết hợp sử dụng cây xanh bố trí hợp lý làm tăng giá trị thẩm mỹ tạo điểm nhấn đẹp mắt.
4. Thiết kế tầng tum phong cách đơn giản cho diện tích nhỏ
Phong cách thiết kế tầng tum đơn giản là xu hướng được nhiều người ưa thích. Đặc biệt mẫu tầng tum này có thể ứng dụng trên mặt bằng tầng tum có diện tích lớn hay nhỏ đều phù hợp. Trên tầng tum chỉ gồm rào chắn xung quanh, mái che và một số cây xanh làm điểm nhấn.
Tầng tum phong cách đơn giản, tối giản trong phong cách trang trí, dành phần lớn diện tích sử dụng cho các hoạt động chung của gia đình. Tại đây chúng ta có thể tổ chức các buổi tiệc nướng, uống trà…
5. Thiết kế tầng tum trong căn hộ phong cách cổ điển
Nhiều người e ngại công trình nhà phong cách cổ điển không thể thiết kế được tầng tum. Tuy nhiên với sự sáng tạo vượt trội các kiến trúc sư đã tạo nên công trình hoàn hảo. Bạn hoàn toàn có thể kiến tạo cho gia đình không gian tầng tum đẹp mà vẫn đảm bảo công năng sử dụng. Tầng tum được thiết kế trên toàn bộ diện tích mặt bằng tầng mái với các chi tiết trang trí cổ điển.
Phần mặt trước tầng tum đồng bộ với thiết kế mặt trước công trình với hàng rào chắn, hệ thống đèn đẹp mắt, mang tone màu vàng nâu cổ điển. Bên trong thiết kế như phòng khách nhỏ, là không gian sinh hoạt chung của cả gia đình. Hệ thống cửa thông gió với kính trong tận hưởng không khí và gió trời. Bên ngoài là ban công nhỏ có bàn ghế và kệ sách, kết hợp các chậu cây xanh tươi mát.
Như vậy nội dung bài biết trên đây là giải đáp thắc mắc tầng tum là gì, tầng áp mái và tầng tum có khác nhau không và công năng của tầng tum? Bên cạnh đó Nội thất Nam Anh giới thiệu 5 ý tưởng thiết kế tầng tum độc đáo và hợp lý theo xu hướng mời nhất. Chúc quý khách hàng sẽ tìm được ý tưởng xây dựng tầng tum để sở hữu không gian sống ưng ý và thư giãn tuyệt vời nhất.