Quy trình giám sát thi công xây dựng chuẩn nhất hiện nay
Phần lớn mọi người thường quan tâm tới giá thành, thời gian hay tiến độ thi công mà không để ý tới quy trình giám sát thi công xây dựng. Tuy nhiên, để một công trình đảm bảo chất lượng và hiệu quả khi sử dụng thì đây lại là yếu tố cực kỳ quan trọng. Vậy quy trình giám sát thông thường bao gồm những bước nào, cần lưu ý hay có kinh nghiệm gì, cùng Đông Á tìm hiểu nhé.
1. Khái niệm giám sát thi công xây dựng là gì?
Giám sát thi công xây dựng là vị trí mà người làm việc phải chịu trách nhiệm về vấn đề liên quan tới theo dõi, kiểm soát khối lượng trong công trình đúng với tiêu chuẩn, kỹ thuật hiện hành. Qua đó đảm bảo được tiến độ, thời gian thi công công trình cùng với vấn đề an toàn lao động. Người nhận nhiệm vụ của tư vấn giám sát phải là các kỹ sư có chứng chỉ hành nghề đúng quy định pháp luật.
Vai trò của tư vấn giám sát thi công công trình xây dựng là người đại diện cho chủ đầu tư có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, báo cáo và xử lý, sử dụng biên bản nghiệm thu trong quá trình làm việc. Một công trình xây dựng chất lượng ra sao, tốt hay dở đều phụ thuộc tinh thần, trách nhiệm công việc của chính kỹ sư giám sát. Và trong mỗi công trình, quy trình thực hiện giám sát thường bao gồm hoạt động khảo sát, thi công, tư vấn giám sát, theo dõi tiến độ, điều tra, thu thập số liệu,…
2. Chi tiết các bước trong quy trình giám sát thi công xây dựng
Một quy trình giám sát thi công đạt chuẩn phải đảm bảo sau khi hoàn thiện có độ an toàn cùng chất lượng tốt nhất. Cụ thể:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết kế
Bước đầu tiên phải thực hiện là kiểm tra tổng thể hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật thi công xây dựng được bàn giao. Đánh giá kỹ càng hồ sơ của công trình xây dựng, thẩm tra dự toán cùng những yêu cầu kỹ thuật nhằm phát hiện thiếu sót để có biện pháp khắc phục hay bổ sung thêm điều kiện đảm bảo tính an toàn, chất lượng cho công trình/
Bước 2: Lên kế hoạch giám sát thi công công trình
Người thực hiện nhiệm vụ của giám sát thi công dựa trên hồ sơ thiết kế và nguyên tắc kỹ thuật mà lập bản kế hoạch chi tiết để giám sát chất lượng công trình. Trong đó bao gồm các quy định về tư vấn giám sát thi công hiện hành, chi tiết công việc phải thực hiện và danh sách hạng mục cần kiểm tra, giám sát.
Bước 3: Xem xét và đánh giá lại hồ sơ thiết kế ban đầu
Ở bước này, trách nhiệm của tư vấn giám sát chính là kiểm tra lại hồ sơ thiết kế dựa trên từng hạng mục công trình. Sau đó mới xem xét những phương án tổ chức thi công và tiến hành rà soát từng đầu việc để đảm bảo công trình thực hiện đúng tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật.
Bước 4: Giám sát chi tiết các hạng mục xây dựng
Trong suốt quá trình thi công, nhiệm vụ tư vấn giám sát phải chịu trách nhiệm là giám sát chặt chẽ từng hạng mục xây dựng. Bao gồm việc theo dõi những số liệu kỹ thuật theo đúng bản thiết kế, phát hiện sai sót trong thi công để đưa ra giải pháp khắc phục. Cuối cùng mới tiến hành nghiệm thu và rà soát lại những loại máy móc, vật tư sử dụng trong khi thi công.
Bước 5: Đảm bảo thực hiện đúng tiến độ thi công
Giai đoạn này phải thường xuyên nhắc nhở và đôn đốc phía nhà thầu thi công thực hiện theo đúng tiến độ có trong hợp đồng. Đưa ra đề xuất rút ngắn thời gian thi công mà vẫn đảm bảo tiến độ cùng chất lượng của công trình.
Bước 6: Quản lý chi phí thi công
Bên cạnh giám sát tiến độ và các hạng mục công việc, giám sát phải tính toán so sánh tình hình giá cả nguyên vật liệu xây dựng so với thực tế thị trường. Báo cáo lại giá thành cho chủ đầu tư điều chỉnh và cân đối, đề xuất phức giá phù hợp nhằm tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Bước 7: Lập báo cáo định kỳ
Quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát là phải lập báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng về tiến độ, chất lượng công trình. Kế tiếp báo cáo lại những sai sót còn tồn đọng trong quá trình thi công để đưa ra phương án xử lý hiệu quả nhất cho chủ đầu tư.
Bước 8: Nghiệm thu công trình
Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình giám sát thi công xây dựng cũng như có tầm ảnh hưởng rất lớn tới công trình. Theo đó, cần nghiệm thu lại các hạng mục và toàn bộ công trình đã xây dựng xong, xét xét trang thiết bị lắp đặt đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu hay chưa để xử lý.
3. Những kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng bạn nên biết
Việc giám sát thi công xây dựng chuyên nghiệp mang tới hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư hơn bởi họ là người đảm bảo cho chất lượng công trình, đúng tiến độ thời gian cấp phép xây dựng. Do đó, kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng thông thường phải đảm bảo đầy đủ yếu tố sau:
Kiểm tra tính khả thi của bản thiết kế thi công xây dựng
Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng trong công tác giám sát xây dựng khi người nhận nhiệm vụ phải có trách nhiệm khảo sát, kiểm tra và đánh giá hồ sơ thiết kế thi công cùng quy chuẩn kỹ thuật xây dựng. Bước kiểm tra này giúp phát hiện các thiếu sót bản thiết kế kịp thời để đưa ra giải pháp hiệu quả đảm bảo chất lượng công trình, giảm thiểu chi phí phát sinh.
Xây dựng kế hoạch giám sát tiêu chuẩn và đánh giá hồ sơ thiết kế
Căn cứ theo hồ sơ thiết kế hoàn thiện, người giám sát thông qua chủ đầu tư các tiêu chuẩn kỹ thuật và xây dựng để lập kế hoạch giám sát công trình. Sau đó cần kiểm tra, đánh giá toàn bộ hồ sơ thiết kế, thi công từng hạng mục đảm bảo tất cả thực hiện đúng tiêu chuẩn đặt ra.
Giám sát các hạng mục
Điều kiện làm tư vấn giám sát chính là phải có trách nhiệm trong từng khâu, từng công đoạn của các hạng mục thi công. Cùng với đó là phải kiểm tra số liệu thống kê nguyên vật liệu, kích thước và nơi xây dựng để kịp thời phát hiện sai sót, đưa ra biện pháp xử lý.
Đảm bảo tiến độ xây dựng
Trong quá trình giám sát, tùy thuộc tình hình thời tiết mà đôn đốc hay cho các công nhân nghỉ ngơi. Việc đặt vị trí bản thân vào công nhân vừa giúp họ có tâm trạng tốt, đảm bảo sức khỏe và đẩy nhanh tiến độ làm việc mà vẫn đáp ứng chất lượng công trình như yêu cầu.
Trên đây là chia sẻ của Nam Anh về quy trình giám sát thi công xây dựng và kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn biết cách giám sát chặt chẽ quá trình thi công và góp phần tạo ra công trình chất lượng, an toàn cho chủ đầu tư. Để nhận thêm nhiều thông tin chia sẻ hữu ích về dịch vụ, hãy gọi qua hotline 0936.62.63.28 hoặc truy cập website https://namanh.com.vn/ nhé.