Nhập trạch là gì? Những điều cần biết để mang lại may mắn và bình an
Nhập trạch là gì? Đối với mỗi người dân Việt Nam, chắc hẳn không ai là không biết đến lễ nhập trạch nhà mới. Bởi đây là một thủ tục cực kỳ quan trọng, không thể thiếu trong văn hóa vào nhà mới của người Việt. Thủ tục này không chỉ thể hiện sự biết ơn, lòng thành đối với bề trên, mà còn là sự khởi đầu mới cho gia đình luôn bình an và hạnh phúc.
1.Nhập trạch là gì?
Nhập trạch là một thuật ngữ Hán Việt, trong đó “trạch” nghĩa là nhà, “nhập” nghĩa vào. Hiểu một cách đơn giản, nhập trạch tức là một nghi lễ dọn vào nơi ở mới, một ngôi nhà mới.
Đây giống như một thủ tục cần thiết để gia đình báo cáo rằng mình sẽ đến sinh sống ở ngôi nhà đó với những vị thần đang trú ngụ và trông coi ngôi nhà như thổ địa, thần linh.
Từ xưa đến nay, lễ nhập trạch luôn là nghi lễ quan trọng được gìn giữ và lưu truyền đến tận bây giờ.
2.Ý nghĩa của lễ nhập trạch
Theo quan niệm của dân gian xưa, ông cha ta có câu “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Câu nói này có nghĩa là mỗi vùng đất đều có những chư vị thần linh và thổ địa cư ngụ, trông giữ.
Chính vì vậy, khi đến một vùng đất mới hoặc ngôi nhà mới đều phải hành lễ với ý nghĩa xin phép và trình báo với bề trên và thánh thần.
Ngoài ra, lễ nhập trạch còn mang ý nghĩa báo cáo, xin phép gia tiên và Ông Địa – Thần Tài chuyển về nơi thờ cúng mới. Bởi họ đang được thờ cúng ở chỗ sinh sống cũ, với mong muốn được che chở, bảo vệ và mang lại may mắn cho gia đình.
3.Cần chuẩn bị những gì cho lễ nhập trạch để mang lại may mắn?
Khi cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, những nghi lễ nhập trạch nhà mới ngày càng được đơn giản hóa bằng cách chuẩn bị mâm cúng nhỏ và đọc văn khấn. Tuy nhiên, vẫn rất nhiều gia đình xem trọng nghi lễ này và chuẩn bị đầy đủ thủ tục chu toàn nhất, mong thần linh và tổ tiên chứng giám mang lại may mắn.
3.1.Xem ngày tốt làm lễ nhập trạch
Lễ nhập trạch được xem là một nghi lễ trọng đại nên không thể tổ chức tùy ý. Để thực hiện nghi lễ này, gia chủ cần chọn ngày tốt để làm lễ, đó là ngày đẹp và hợp mệnh hoặc tuổi của gia chủ.
Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý tránh chọn những ngày trong tháng 7 âm lịch, bởi đay là thời điểm âm khí rất cao. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh những ngày xấu như Dương Công Kỵ (ngày 13/1, 11/2, 9/3, 7/4. 5/3, 3/6, 29/7,…), Thọ Tử (các ngày 23, 14, 5 âm lịch) và Tam Nương (các ngày 22, 27,18, 13, 7, 3 âm lịch).
Nên ưu tiên những ngày thuộc hành Thủy, Kim. Bởi theo phong thủy những ngày đó đều rất tốt, hành Thủy duy trì tài lộc còn hành Kim giúp sinh sôi tài lộc.
3.2.Mâm hoa quả
Mặc dù không cần quá cầu kỳ nhưng mâm hoa quả cần đảm bảo các loại trái cây tươi ngon, không thối nát hay hư hỏng. Không chỉ vậy, màu sắc cũng cần hài hòa, sinh động.
Trước tiên cần rửa sạch rồi để ráo nước, sau đó bày lên mâm ngũ quả, tránh bày trí quá cầu kỳ dẫn đến rơi đồ trong lúc làm lễ.
3.3.Hương hoa
Để chọn lễ vật hương hoa, gia chủ nên chọn hoa tươi như hoa ly, hoa cúc,…, không dùng hoa nhựa hoặc hoa giả. Ngoài ra, chuẩn bị thêm vàng mã, trầu cau, hương nhang, một cặp nến hoặc đèn dầu và bộ ba lễ vật gạo tẻ – nước – muối sạch.
3.4.Mâm cơm cúng
Một mâm cơm cúng cần có gà luộc, xôi, bộ tam sên (1 quả trứng vịt luộc – 1 miếng thịt lợn luộc – 1 con tôm luộc) và không thể thiếu 3 ly rượu, 3 ly trà, 3 điếu thuốc lá.
Do cơm cúng có thể làm mặn hoặc chay đều được nên nếu chuẩn bị cơm chay, gia chủ có thể bày biện tối thiểu 4 món như nem (chả giò), xôi chè, rau củ xào, canh củ quả hoặc nấm.
3.5.Văn khấn
Khi tiến hành nghi lễ nhập trạch, thường có 2 loại văn khấn là văn khấn thần linh và văn khấn gia tiên. Khi cúng, gia chủ phải đọc văn khấn thần linh trước, sau đó mới đến bài văn khấn gia tiên.
Hai bài khấn này giống như một lời xin phép thần linh và gia tiên, trước khi dọn vào ngôi nhà mới, với mong muốn được sinh sống hạnh phúc và yên ổn. Trong khi đọc văn khấn, gia chủ cần đọc tròn vành rõ chữ cùng sự thành tâm.
3.6.Một số vật phẩm khác
- Đặt bếp than ở chính diện, giữa cửa
- Chiếu đang được sử dụng
Bên cạnh đó, theo dân gian lưu truyền, khi tiến hành nhập trạch, những người bước vào nhà cần mang theo lễ vật may mắn và không được đi tay không. Đồ may mắn có thể là gạo, vàng, tiền, bếp dầu, chổi mới,…
4.Thủ tục nhập trạch
Để tiến hành lễ nhập trạch, gia chủ cần thực hiện những bước sau đây:
Bước 1: Trước tiên, gia chủ nhóm lửa để đốt một lò than nhỏ và đặt ở trung tâm của cửa chính ngôi nhà.
Bước 2: Sau đó, bày đồ cúng lên mâm, sắp xếp cho đẹp mắt. Vị trí đặt mâm cúng nên đặt ở chính giữa ngôi nhà, hướng về phía hợp tuổi với gia chủ.
Bước 3: Người đầu tiên bước qua bếp lửa là gia chủ. Khi bước qua, gia chủ cần mang theo bài vị gia tiên cùng bát hương và chân trái bước trước.
Bước 4: Theo sau gia chủ, lần lượt các thành viên còn lại trong gia đình lần lượt bước qua lò than, trên tay cầm những vật may mắn như hoa, tiền,…
Bước 5: Khi bước vào nhà mới, việc đầu tiên gia chủ là mở hết các cửa và bật đèn điện để khai thông khí, đánh thức ngôi nhà.
Bước 6: Tiếp đó, những thành viên khác sẽ bày biện mâm cúng, bàn thờ thần tài và bàn thờ thổ địa. Bày mâm cơm cúng ở giữa nhà, hướng về phía hợp mệnh với gia chủ.
Bước 7: Một người đại diện sẽ tiến hành thắp nhang và đọc văn khấn, những người còn lại chắp tay thành tâm trước mâm cúng.
Bước 8: Trong khoảng thời gian chờ hương tàn, gia chủ cần bật bếp nấu nước pha trà. Hành động này theo phong có ý nghĩa là khai hỏa, tạo sinh khí cũng như sức sống cho nhà mới.
Bước 9: Sau khi hương gần tàn, gia chủ tiến hành hóa vàng và dùng rượu tưới lên tàn tro.
Bước 10: Dâng lên 3 hũ muối, gạo, nước lên bàn thờ ông Công ông Táo – biểu trưng cho sự đầm ấm, no đủ.
Bước 11: Nghi lễ nhập trạch hoàn tất, tiến hành thu dọn và thụ lộc
5.Những điều cần kiêng kị khi tiến hành nhập trạch
Bởi lễ nhập trạch cực kỳ quan trọng nên bạn cần tránh những điều sau để buổi lễ được diễn ra thuận lợi.
- Không thực hiện nghi lễ nhập trạch và chuyển về nhà mới vào ban đêm
- Khi chuyển vào không được bỏ qua giờ
- Không ngủ trưa tại ngôi nhà
- Tránh để phụ nữ mang thai dọn dẹp nhà
- Người cầm tinh con hổ cũng không thực hiện dọn nhà
- Nếu gia chủ chỉ tiền hành lễ nhập trạch lấy ngày mà chưa chính thức ở ngay, cần ở lại qua đêm tại ngôi nhà.
- Trong quá trình chuyển nhà, tuyệt đối không được làm đổ vỡ
- Không xảy ra xích mích, cãi vã
- Khi bước vào nhà mới, không được đi tay không và không mang những đồ vật cũ như bếp cũ, chổi cũ vào nhà,…
- Không đón khách vào nhà trong ngày nhập trạch, tránh làm tổ tiên kinh động.
6.Một vài câu hỏi liên quan đến nghi lễ nhập trạch
Sau đây, Nam Anh sẽ giúp bạn đọc giải đáp một vài thắc mắc thường gặp xoay quanh buổi lễ nhập trạch này.
6.1.Chuyển đồ vào nhà trước khi nhập trạch có được không?
Nghi lễ nhập trạch được tính từ thời điểm bắt đầu làm lễ. Chính vì vậy, trước khi làm lễ cúng, chủ nhà hoàn toàn có thể lắp đặt hoặc chuyển đồ đến trước.
Đặc biệt, khi cuộc sống ngày càng phát triển, hiện đại nên sẽ có nhiều cách giải quyết linh động hơn, thuận tiện nhưng vẫn hợp phong thủy.
6.2.Liệu lễ nhập trạch nhà mới có cần xem tuổi hay không?
Mặc dù, nhiều người cho rằng việc dọn đến nhà mới chì đơn thuần là dọn đến chỗ ở mới nên không cần xem tuổi để tránh mất thời gian. Thế nhưng theo quan niệm của dân gian, việc chọn ngày giờ thuận lợi để nhập trạch hợp tuổi và mệnh của gia chủ sẽ mang lại may mắn.
Tóm lại, lễ nhập trạch là một nghi lễ cực kỳ quan trọng trong cuộc sống với mong muốn cho một sự khởi đầu mới cho gia đình luôn bình an và thịnh vượng. Hi vọng với những thông tin mà Nam Anh đã chia sẻ liên quan đến nhập trạch là gì, sẽ giúp bạn đọc hiểu về lễ nhập trạch, cũng như đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc để gia đình bạn có một cuộc sống bình an và may mắn.