Mẫu thiết kế nhà tầng hầm nổi đẹp và lưu ý khi xây dựng
Mẫu nhà có tầng hầm nổi là một trong những mô hình thiết kế nhà được ưa chuộng hiện nay. Mô hình này phù hợp với nhiều kiểu nhà như nhà phố, nhà vườn hay biệt thự cao tầng. Vậy thì khi thiết kế nhà tầng hầm nổi có những quy định khắt khe nào? Hãy cùng chúng tôi chỉ rõ những quy định tôn chỉ trong kiến trúc nhà ở nhé!
Có nên lựa chọn xây dựng mẫu nhà tầng hầm nổi?
Trước khi trả lời câu hỏi có nên lựa chọn xây nhà có tầng hầm nổi hay không, thì bạn cần hiểu như thế nào là nhà tầng hầm nổi. Tầng hầm nồi hay còn được gọi là tầng nửa hầm, tầng bán hầm với thiết kế độc đáo. Một nửa căn hầm nằm âm bên dưới mặt đất, nửa còn lại được xây cao hơn nằm bên trên và ngang với mặt đất.
Thiết kế nhà có tầng hầm nổi mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cao, tạo hiệu ứng bắt mắt, hài hòa cho không gian. Bên cạnh đó là nâng cao công năng sử dụng cho căn nhà của mình, đặc biệt là những căn hộ có mặt tiền hẹp. Tầng hầm hoàn toàn có thể được tận dụng để làm gara để xe hay tận dụng làm kho chứa đồ đạc rộng rãi, thoải mái.
Vậy thì có nên lựa chọn xây nhà có tầng hầm nổi? Câu trả lời là hoàn toàn có, đặc biệt là với những khu đất có diện tích mặt tiền hẹp. Mẫu nhà phố có tầng hầm nổi hay nhà ống có tầng hầm nổi sẽ trở thành tâm điểm của con phố. Không chỉ bởi thiết kế độc đáo mà còn bởi kết cấu cân đối, hài hòa của không gian.
Quy định ít ai biết khi xây dựng mẫu nhà tầng hầm nổi
Để có được những thiết kế phù hợp mang đến cho khách hàng của mình. Các kiến trúc sư trong ngành luôn đặt ra những quy định cơ bản về kích thước cho các bản vẽ của mình. Kết hợp với đó là thực trạng công trình để cho ra những phối cảnh đẹp mắt nhất. Trong thiết kế nhà có tầng hầm nổi, thường sẽ tuân theo 4 quy định cơ bản như sau:
- Vị trí đường xuống hầm có độ dốc tối thiểu 15% so với mặt đường. Và khoảng cách từ đường ranh lộ giới đến cửa hầm là tối thiểu 3m.
- Chiều cao của phần nổi tính đến sàn của tầng trệt không quá 1,2m. Khoảng cách tính từ độ cao của vỉa hè hiện hành.
- Đối với mẫu nhà ống, nhà phố có mặt tiền giáp với đường nhỏ hơn 6m. Không được thiết kế tầng hầm cho xe ô tô lên xuống và tiếp cận trực tiếp với đường.
- Chiều dài tối thiểu của căn hầm sẽ là 5m để đảm bảo bố trí công năng khi thiết kế.
Các kiến trúc sư cần đảm bảo các quy định cơ bản cùng các thông số tiêu chuẩn trong thiết kế nhà có tầng hầm nổi. Bởi vậy mới đảm bảo an toàn khi sử dụng mà vẫn mang lại vẻ đẹp tinh tế, cân đối cho tổng quan công trình.
Những lưu ý không thể bỏ qua khi thiết kế nhà tầng hầm nổi
Khi thiết kế mẫu nhà ống, nhà phố hay mẫu nhà vườn có tầng hầm nổi cần xem xét đến nhiều yếu tố. Diện tích xây dựng, khoảng cách an toàn, độ chắc của thổ nhưỡng đảm bảo kết cấu vững chắc để thi công an toàn. Cùng với đó là một số lưu ý quan trọng khác trong thiết kế như:
Các chỉ số kỹ thuật an toàn
Khi thiết kế tầng hầm nổi cần đảm bảo chiều cao tối thiểu của cửa hầm tính từ mép cửa. Độ nghiêng của dốc là khoang 15-20% so với chiều sâu của hầm, đáp ứng tốt tầm nhìn cho phương tiện khi ra vào hầm.
Bố trí công năng sử dụng và sắp xếp không gian
Do không gian gara tương đối lớn, gần như bằng hoặc lớn hơn diện tích mặt bằng xây dựng nhà ở. Vậy nên cần chú trọng đến việc phân bổ và bố trí công năng sử dụng sao cho tối ưu nhất.
Hệ thống chiếu sáng cho hầm
Tầng hầm nổi chỉ có 1 nửa nằm trên mặt đất, mật độ tiếp xúc với ánh sáng nhỏ hơn so với các tầng khác. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng để hạn chế tình trạng ẩm ướt và hỗ trợ cho việc sử dụng hầm.
Hệ thống thoát nước trong tầng hầm vào mùa mưa
Hầm cần thiết phải chú trọng đến hệ thống thoát nước để tránh gây ngập nước vào những mùa mưa ở nước ta. Bố trí hệ thống bơm nước từ trong ra, khắc phục ngay tình trạng ngập nước, bảo vệ tài sản và kết cấu nhà.
Chống thấm tường và trần hầm nổi
Vị trí của tầng hầm rất quan trọng, có vai trò giữ vàng kết cấu và kiên cố cho toàn bộ công trình. Việc chống thấm tường và trần là vô cùng cần thiết, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà.
Điều hòa không khí bí bách trong tầng hầm
Do chiều cao từ trần đến sàn của tầng hầm không quá lớn nên cần lắp đặt hệ thống lọc không khí cho trong hầm. Luôn đảm bảo cho căn hầm được thông thoáng, không bí bách và ngột ngạt.
Quả thật, những yêu cầu trong xây dựng nhà tầng hầm nổi không quá nhiều nhưng lại vô cùng quan trọng. Nhất thiết phải tuân thủ các quy định và lưu ý khi thiết kế tầng hầm cho căn hộ của mình. Hy vọng qua bài viết của Nội thất Nam Anh bạn có thể hiểu rõ hơn về mô hình nhà ở hiện đại và những quy định tuân chỉ trong thiết kế.