Móng nhà là gì? Các loại móng và quy trình làm móng nhà chuẩn
Để xây dựng một ngôi nhà hoàn hảo thì trước hết cần thi công một phần nền móng vững chắc, có thể chống đỡ toàn bộ trọng tải bên trên. Việc xây dựng nền móng chắc chắn đòi hỏi các kỹ sư phải tính toán cẩn thận các số liệu và tình hình thực tế của nền đất. Ở bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu móng nhà là gì, các loại móng cũng như quy trình làm móng nhà như nào nhé!
Tìm hiểu móng nhà là gì?
Trong lĩnh vực xây dựng, câu hỏi ”móng nhà là gì” còn có thể được hỏi với nhiều cách khác như móng nền hoặc nền móng là gì. Đây là một bộ phận có kết cấu nằm dưới cùng của ngôi nhà, dưới lòng đất của mỗi công trình. Nó có nhiệm vụ chính là chống đỡ tải trọng và áp lực của công trình.
Thiết kế một nền móng đạt chuẩn sẽ có tác dụng hạn chế tình trạng như nhà bị lún, nứt tường. Với tác dụng chống đỡ cả công trình, móng nhà cần được đảm bảo xây dựng chắc chắn, bền vững, an toàn cho công trình và cả người sử dụng…
Các loại móng nhà trong thi công công trình
Người ta có thể có nhiều cách phân loại móng nhà dựa trên các tiêu chí khác nhau. Mỗi loại móng nhà sẽ có những kết cấu và kỹ thuật khác nhau trong xây dựng. Để có thể biết về các loại móng nhà cơ bản, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây:
Phân biệt các loại móng nhà theo phương pháp thi công
- Móng đơn
Móng đơn (móng cốc) là loại móng có chi phí thi công rẻ tiền nhất trong các loại móng. Là những móng đỡ một cột hay một cụm cột đứng sát nhau nhằm giúp chịu lực (giới hạn chịu lực ở mức trung bình).
Móng đơn nằm riêng trên mặt đất, hình dạng có thể là hình chữ nhật, hình tròn, vuông, tám cạnh… Nó thường được sử dụng dưới chân cột nhà, cột sảnh, mố trụ cầu,…
- Móng băng
Móng băng thường có dạng dải dài, có thể là độc lập hoặc giao nhau để đỡ tường hoặc làm cột cho nhà. Khả năng chịu lực, chịu lún của móng băng khá đồng đều, khi thi công nên đào quanh nhà hoặc đào móng song song với khuôn viên. Móng băng khá nông, do đó chiều sâu thích hợp để chôn móng là từ 2m đến 2.5m.
- Móng bè
Móng bè hay còn gọi là móng toàn diện hay hay móng bản. Loại móng bè này thường được lựa chọn sử dụng ở các nơi địa chất yếu, sức kháng nén yếu. Là một trong ba loại móng nông, móng bè giúp giải tỏa sức nặng công trình và tránh hiện tượng sụt lún.
- Móng cọc
Móng cọc là phương pháp thi công đưa móng xuống sâu dưới các tầng đất, tận những lớp đất, sỏi đá cứng. Móng cọc gồm đài móng và cọc. Những cây cọc cỡ lớn sẽ được đóng, hạ xuống sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu lực lớn cho móng công trình. Kết hợp giữa móng cọc và móng nền để giúp phát hết khả năng chịu trọng tải của các công trình lớn.
Các loại móng nhà phân loại theo vật liệu
- Móng nhà bằng gạch
Là loại móng được làm từ gạch nung hoặc không nung. Được sử dụng phổ biến cho xây nhà cấp 4 bằng gạch, xây tạm, công trình phụ có tải trọng nhỏ. Không nên dùng loại móng nhà này để xây dựng ở những nơi có nền đất yếu, địa chất từng là ao, hồ, đầm ngập nước.
- Móng nhà bằng gỗ
Móng nhà bằng gỗ ít được lựa chọn để xây dựng các công trình. Đây là phương án thi công dùng cọc tre hoặc gỗ để gia cố trong trường hợp nền đất yếu. Móng nhà bằng gỗ chỉ nên sử dụng khi xây nhà tạm, ít kiên cố, yêu cầu chi phí thấp.
- Móng nhà từ đá hộc
Các công trình sử dụng loại móng này thường có quy mô lớn hoặc có yêu cầu đặc biệt từ chủ đầu tư. Phù hợp sử dụng ở những nơi có nguồn nguyên liệu địa phương. Như ở các vùng núi để dễ khai thác, giảm chi phí vận chuyển.
- Móng nhà từ bê tông, bê tông cốt thép
Có tính bền chắc nhất, móng bê tông cốt thép có thể áp dụng cho mọi loại địa hình và điều kiện địa chất. Nó có tính nổi trội hơn về tuổi thọ, độ chịu lực, độ chắc chắn…. Loại móng bê tông không có cốt thép thì khả năng chịu lực, tính bền chắc thấp hơn nhiều so với bê tông cốt thép.
- Móng nhà hỗn hợp
Là sự kết hợp sử dụng 2 hoặc nhiều loại vật liệu để phù hợp với các yêu cầu và chi phí đầu tư. Một nguyên vật liệu được sử dụng nhiều trong móng hỗn hợp này là bê tông.
Phân loại móng nhà theo kết cấu thi công móng
- Móng nhà đổ khối
Đây là phương pháp thi công chắc chắn, có độ bền cao được sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Loại móng này thường được kết hợp của các vật liệu như: bê tông, cốt thép, đá hộc,…
- Móng nhà dạng lắp ghép
Là loại móng được thiết kế kết cấu sẵn và khi thi công chỉ cần lắp ghép thành những hình khối mong muốn. Ưu điểm của loại móng này là tính nhanh gọn, độ bền cao. Trái lại, nếu điều kiện địa hình và quá trình lắp ghép không thuận lợi có thể đẩy giá thi công công trình lên rất cao
Quy trình thi công làm móng nhà là gì?
Quy trình thi công móng nhà được hình thành dựa trên phương án thi công và từng loại móng cụ thể. Nắm rõ các bước thực hiện trong quy trình giúp gia chủ giám sát hiệu quả công trình chính xác hơn. Dưới đây là một số bước cơ bản để có thể xây dựng móng nhà vững chắc:
- Bước 1: Khảo sát mặt bằng trước khi đặt nền móng
- Bước 2: Dọn dẹp sạch gọn bề mặt khuôn viên
- Bước 3: Tiến hành san đều mặt bằng và dầm phẳng móng nhà
- Bước 4: Kiểm tra cao độ lót móng công trình
- Bước 5: Tiến hành quá trình đổ bê tông, cắt đầu cọc, ghép cốt pha móng
- Bước 6: Bảo dưỡng và tháo cốp pha hoàn thiện.
Những lưu ý khi thiết kế móng nhà là gì?
Móng nhà là phần sẽ chịu toàn bộ tải trọng từ công trình bên trên. Nếu nền móng không vững chắc sẽ khiến công trình sụp lún, dễ hư hỏng.
Để xây dựng lớp móng chất lượng, các chủ đầu tư nên lưu ý như sau:
- Chọn loại móng nhà phù hợp với địa chất: Đơn vị thi công cần khảo sát và đánh giá địa chất. Từ đó chọn ra loại móng nhà phù hợp để có khả năng chịu lực tốt.
- Chọn độ sâu của móng: Chọn mức độ sâu của móng cần căn cứ trên địa hình, thủy văn và khả năng thi công của công trình.
- Nhà có nền đất yếu: Gia chủ nên lựa chọn loại móng nhà bền chặt, chắc chắn để tránh rủi ro hư hỏng công trình về sau.
- Chọn loại vật liệu: Ưu tiên những loại vật liệu có độ bền cao để không gây ra tình trạng sụt lún hoặc nứt vỡ công trình.
- Để chừa các lỗ kỹ thuật: Nhằm mục đích lắp đặt hệ thống cấp thoát nước cho công trình.
- Tránh làm móng vào ngày mưa để không gặp phải tình trạng ứ đọng nước.
- Khi đào móng khu vực nhà liền kề, nhà phố: Đơn vị thi công cần lưu ý tránh phần chân móng của các công trình xung quanh.
Như vậy, chúng tôi đã đưa đến cho bạn những thông tin về móng nhà là gì, các loại móng và quy trình làm móng nhà. Từ những chia sẻ trên, hy vọng bạn sẽ có những kiến thức cơ bản về thi công xây dựng và lựa chọn được cho mình loại móng nhà phù hợp. Hãy truy cập trang web https://namanh.com.vn/ của chúng tôi để biết thêm về những kiến thức thi công xây dựng hay ho bạn nhé!