Móng bè là gì? Cấu tạo, kết cấu và kỹ thuật làm móng bè

Bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn loại móng nào cho căn nhà của mình? Đừng vội rời đi, để chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc móng bè là gì? Cùng với những ưu điểm vượt trội hơn so với hầu hết các loại móng nhà khác. Hãy cùng Nam Anh tham khảo và cân nhắc lựa chọn móng bè cho công trình của mình nhé!

1.Móng bè là gì?

Khái niệm cơ bản về móng bè là gì?
Khái niệm cơ bản về móng bè là gì?

Móng bè hay còn được gọi là nền móng, phần quan trọng nhất của căn nhà. Đây là phần nền bằng phẳng nằm trên đất và trải dài theo toàn bộ diện tích xây dựng công trình. Không giống các loại móng khác, móng bè thường được sử dụng cho những vị trí đất yếu. 

Khi đó móng sẽ đóng vai trò nâng đỡ, chuyển điểm tựa của căn nhà với trọng lượng lớn lên mặt đất. Loại móng này phù hợp để xây dựng nhà ở cao tầng hoặc khách sạn,… Việc thiết kế móng bè là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất cho các công trình nhà ở hiện nay. 

2.Kết cấu cơ bản và kỹ thuật làm móng bè

Kết cấu cơ bản và kỹ thuật làm móng bè
Kết cấu cơ bản và kỹ thuật làm móng bè

Khi thi công móng bè, đội ngũ cần đảm bảo đúng chính xác về mặt kết cấu, thông số kỹ thuật. Nhờ đó móng nhà sẽ chắc chắn và nâng đỡ cho toàn bộ kết cấu công trình. Kết cấu cơ bản của móng cần đảm bảo:

  • Độ dày lớp bê tông lót: Lớp bê tông lót móng có độ dày trung bình là 100mm. Độ dày còn phụ thuộc phần lớn vào độ chắc hay yếu của đất nền nơi đặt móng. 
  • Chiều cao của móng bè: Chiều cao phổ thông nhất của móng sẽ là 200mm. Chiều cao này vừa đủ đảm bảo an toàn, được tính toán kỹ lưỡng và có thể áp dụng cho hầu hết các công trình nhà ở. 
  • Kích thước dầm trên móng bè: Kích thước dầm trung bình sẽ rơi vào khoảng 300 x 700mm. Tùy vào kích thước của công trình, kích thước dầm có thể sẽ tăng hoặc giảm linh động. 
  • Thép dầm và thép bản móng: Thép đổ dầm sử dụng dạng phổ thông thép dọc 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150. Còn thép bản chọn loại 2 lớp thép Φ12a200 để đảm bảo an toàn cho cả công trình.

3.Tiêu chuẩn thiết kế móng bè

Để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình thi công, bạn có thể tham khảo những tiêu chuẩn thiết kế móng toàn diện dưới đây:

  • Bản phẳng: Chiều dài bản là e=(⅙)l với khoảng cách giữa các cột l<9m và trọng tải khoảng 1.000 tấn/cột.
  • Bản vòm ngược: Thích hợp cho công trình yêu cầu độ chịu uốn lớn, có thể sử dụng gạch đá xây hoặc bê tông với e=(0.032 l + 0.03)m và độ võng f=1,7 l ~ 1/10 l cho công trình nhỏ.
  • Kiểu có sườn: Cấu tạo theo 2 kiểu sườn, nằm dưới với tiết diện hình thang giúp chống trơn trượt và có chiều hướng gia tăng. Sườn cũng có thể nằm trên bản.
  • Kiểu hộp: Móng phân bố đều trên nền đất, thích hợp cho nhà thiết kế 2 tầng và những ngôi nhà có tầng, có kết cấu khung chịu lực tốt, độ cứng lớn, nhưng trọng lượng nhẹ.

4.Ưu điểm và nhược điểm của móng bè

4.1.Ưu điểm

  • Móng bè là lựa chọn lý tưởng cho các công trình như nhà cấp 4 hoặc nhà 1-3 tầng với chi phí thấp và thời gian thi công nhanh.
  • Móng toàn diện trở thành giải pháp hiệu quả cho các công trình có yêu cầu đặc biệt như bồn chứa, kho, hồ bơi, tầng hầm, hoặc bể vệ sinh.
  • Được thiết kế đặc biệt cho những nơi có mật độ xây dựng thấp và ít chịu tác động 2 chiều. Điều này làm cho nó trở thành sự chọn lựa đáng tin cậy, đặc biệt là khi xây dựng gần các công trình lân cận.

4.2.Nhược điểm

  • Phụ thuộc vào địa hình và địa chất, mới có thể áp dụng được móng bè.
  • Đối với móng bè, chiều sâu đặt khá nông có thể gây ra các vấn đề như độ ổn định bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như thoát nước ngầm hay động đất.
  • Móng toàn diện thường dễ bị lún hoặc lệch do ảnh hưởng từ các lớp địa chất dưới đất và có thể trải qua biến động tại các điểm khoan móng, làm cho công trình dễ xuất hiện nứt rạn và giảm độ bền theo thời gian.

5.Điểm khác biệt giữa cấu tạo của móng băng và móng bè là gì?

Để so sánh móng băng và móng bè khác nhau như thế nào, người ta dựa trên nhiều yếu tố: độ dày bê tông, tiêu chuẩn về vật liệu,… Móng băng cũng có nhiều ưu điểm, khác với móng bè ở một số điểm nổi bật như:

5.1.Thành phần cấu tạo

Thành phần cấu tạo
Thành phần cấu tạo

Móng băng sẽ gồm lớp bê tông mỏng trải đều dưới nền móng, có độ dày vừa phải. Khác với móng bè là lớp bê tông sẽ nằm sâu dưới dầm móng, đảm bảo độ chắc chắn tuyệt đối.

5.2.Độ dày lớp bê tông và chiều cao móng

Đối với móng băng, tiêu chuẩn độ dày lớp bê tông lót là 10cm, chiều cao móng sẽ là 3500mm. Còn với móng bè là 10cm cho lớp bê tông sàn và móng cao 3200mm. 

5.3.Kích thước dầm trên móng

Móng băng có kích thước dầm phổ thông là 300x(500 đến 800)mm. Ngược lại móng bè sẽ có kích thước tiêu chuẩn là 300x700mm

5.4.Tiêu chuẩn về cốt thép

Đổ móng băng yêu cầu thép bản mỏng phổ thông là φ12a150 và thép dầm móng là thép dọc là 6φ(18-22) và thép đai φ8a150. Còn với móng bè sẽ lần 2 lớp thép mỏng φ12a200 và thép dọc 6φ(20-22), thép đai là φ8a150 cho các dầm móng.

6.Những lưu ý khi thiết kế và thi công nền móng bè là gì?

Những lưu ý khi thi công nền móng bè là gì?
Những lưu ý khi thi công nền móng bè là gì?

Trong thiết kế, thi công nhà ở luôn có những điểm lưu ý về tiểu tiết để đảm bảo độ an toàn. Đối với việc thi công móng bè, lưu ý quan trọng nhất chính là nằm ở khâu bảo quản móng. 

  • Móng sau khi được đổ bê tông, cần 1-2 ngày để giữ độ ẩm cao bằng cách tưới nước thường xuyên cho móng. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ móng với thời tiết, khí hậu khắc nghiệt tại Việt Nam. Bên cạnh đó còn có chống rạn nứt trên bề mặt bê tông của móng vào mùa nắng nóng.
  • Khi thi công móng bè trên nền đất yếu cần căn chỉnh độ lún đồng đều. Để giảm tối đa rủi ro ngoài ý muốn, cần chú ý đến việc bố trí cọc sao cho phù hợp nhất với kết cấu chung của công trình. 
  • Đảm bảo độ chính xác trong thiết kế và thi công móng bè là nền tảng cho sự vững chãi của cả công trình. Vậy nên cần thiết phải chú trọng hơn khi đo đạc và tính toán vật liệu xây dựng. Đổ bê tông lượng lớn cần chia ra đổ thành từng khối, đặc biệt là tại những khớp nối. Nếu thực hiện không đúng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu móng.

Quả thật, móng nhà đóng vai trò quyết định đến độ bền sử dụng cho công trình nhà ở. Bài viết mang đến góc nhìn tổng quan nhất cho khách hàng về ưu điểm nổi bật cũng như khái niệm cơ bản về móng bè là gì? Hy vọng sau bài viết bạn có thể hiểu rõ hơn về loại móng nhà phổ biến này và lựa chọn cho công trình nhà ở của mình!

Hãy theo dõi website https://namanh.com.vn/ để xem thêm nhiều bài viết hay khác nhé!

Bài viết liên quan

Nam Anh chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão Yagi và lũ quét

Ngày 14/9, chuyến xe thiện nguyện của Công ty TNHH Kiến trúc và Nội thất...

Mệnh Hỏa hợp cây gì? Tham khảo những loại cây thu hút tài lộc và may mắn

Việc trồng cây cảnh không chỉ là một sở thích mà còn là niềm vui...

Mệnh Mộc hợp cây gì? Tham khảo 10 loại cây phong thủy thu hút tài lộc

Việc sắp xếp cây xanh trong không gian sống và nơi làm việc không chỉ...

Nam Anh – Top 10 thương hiệu tin cậy, sản phẩm chất lượng, dịch vụ tận tâm 2022

Ngày 07/01/2023, tại Cục Đối ngoại Bộ Quốc Phòng diễn ra chương trình “Gala chào...

Mệnh Thổ hợp cây gì? Tham khảo 8 loại cây xanh mang lại tài lộc 

Mệnh Thổ hợp cây gì? Sau đại dịch Covid, nhu cầu về trồng cây trong...

Mệnh kim hợp cây gì? Những lưu ý cần biết khi lựa chọn cây phong thủy

Hiện nay, trồng các loại cây cảnh luôn là giải pháp hàng đầu giúp không...

Mệnh thủy hợp cây gì? Hướng dẫn cách chăm sóc cây xanh phong thủy

Bố trí cây cảnh trong nhà hoặc nơi làm việc không chỉ mang đến bầu...

Cung tài lộc trong nhà và hướng dẫn cách tự mở cung tài lộc

Theo phong thủy, cung Tài Lộc trong nhà đóng vai trò cực kỳ quan trọng...

Nên trồng cây gì trước nhà để thu hút tài lộc, mang lại vượng khí?

Nên trồng cây gì trước nhà để đem lại may mắn? Đây chắc hẳn là...

image