Móng băng là gì? Cấu tạo, phân loại, ưu điểm của móng băng
Trong tất cả các loại móng nhà, móng băng là phương pháp thi công được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Móng nhà là phần thi công công trình rất quan trọng. Vậy móng băng là gì, tại sao nó lại được sử dụng phổ biến, cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Móng băng là gì?
Móng băng là loại móng có thường kết cấu một dải dài, song song hoặc các dải giao nhau hình chữ thập. Móng băng có chức năng chịu tải và đỡ các hàng cột, bờ tường trong quá trình xây dựng công trình.
Trong thực tế thì đây là phương pháp xây dựng được ứng dụng phổ biến hiện nay. Các loại móng băng thường được sử dụng trong thi công như: móng cứng, móng mềm và móng kết hợp. Chúng được sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng bởi giá thành hợp lý và có độ lún đồng đều.
Cấu tạo của móng băng
Móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng (hay cánh móng) chạy liên tục liên kết móng thành một khối và dầm móng. Cấu tạo chi tiết như sau:
- Lớp bê tông lót độ dày khoảng 100mm.
- Kích thước của bản móng phổ thông (900-1200) x 350 (mm).
- Kích thước của dầm móng phổ thông 300 x (500-700) (mm).
- Thông số thép bản móng phổ thông Φ12a150.
- Thông số thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22) và thép đai Φ8a150.
Trong đó:
- Φ (Phi): đường kính của thép
- a: khoảng cách giữa các đoạn thép
Lưu ý đây chỉ là những số liệu phổ biến nhất. Tùy thuộc vào địa chất khu vực thi công, loại hình công trình mà một vài thông số sẽ thay đổi.
Có mấy loại móng băng?
Hiện nay có 3 cách phân loại móng băng phổ biến:
- Phân theo vật liệu kết cấu
Móng băng bằng gạch
Móng băng bê tông cốt thép
- Phân loại dựa trên phương diện tính chất, độ cứng
Móng cứng
Móng mềm
Móng hỗn hợp (móng kết hợp)
- Phân loại theo phương hướng
Móng 1 phương: Móng được thiết kế theo một phương duy nhất theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Men theo diện tích của ngôi nhà mà các đường móng nằm song song và có khoảng cách phụ thuộc theo diện tích của công trình.
Móng 2 phương: Móng được thiết kế cả chiều dọc và ngang. Các đường móng vuông góc và giao nhau như hình bàn cờ
Ưu và nhược điểm của móng băng là gì?
Là phương pháp xây nền móng được ưa chuộng trên thị trường và có tính ứng dụng cao, móng bằng sẽ có những ưu và nhược điểm gì?
Ưu điểm:
- Có khả năng lún đều, có thể chống lại các hiện tượng sụt lún hay lún lệch giữa các cột.
- Có thể thi công được ở một số địa hình xấu, tính ổn định thấp
- Truyền tải đều phần tải trọng công trình xuống hệ thống cọc bê tông ở phía dưới.
- Giảm được áp lực xuống đáy móng công trình hiệu quả.
- Biện pháp thi công đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm
- Thuộc loại móng nông nên móng băng có tính ổn định, chống trượt và chống lật kém. Do đó cần hạn chế sử dụng cho những nơi có nhiều bùn đất hoặc bề mặt đất không ổn định.
- Đối với những công trình có mực nước mặt nằm sâu phía dưới đất thì phương án sử dụng móng băng sẽ khá phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với các loại móng khác
Quy trình thi công xây dựng móng băng là gì?
Để thi công nền móng nhà chắc chắn, lâu bền, cần phải đảm bảo thi công thực hiện đúng theo những bước sau:
- Bước 1: Khảo sát và giải phóng mặt bằng
Đây là hoạt động đầu tiên và quan trọng nhất trước khi tiến hành thi công công trình. Bước này giúp tổ chức thi công xác định vị trí đặt cọc và hố móng, cũng như dọn dẹp khu đất gọn gàng, sẵn sàng cho hoạt động xây dựng
- Bước 2: Tiến hành đào hố móng và dầm phẳng móng nhà
Ở vị trí cao, công nhân sẽ san đất để lấp vị trí thấp theo bản thiết kế. Bước này gồm 3 công đoạn: xác định các trục công trình trên khu đất -> đào đất xung quanh trục đã được đánh dấu -> chỉnh sửa hố móng vừa đào cho gọn, bằng phẳng, hút nước nếu xuất hiện nhiều nước.
- Bước 3: Bố trí cốt thép
Cần bố trí thép đảm bảo tuân thủ theo bản thiết kế. Cần đảm bảo về các yếu tố như: chất lượng thép; vị trí, số lượng, quy cách bố trí; khoảng cách giữa các lớp cốt thép;…
- Bước 4: Lắp ráp cốp pha móng
Đây là công đoạn quan trọng nhất, quyết định độ bền chắc của toàn bộ công trình. Ở bước này cần lưu ý: đảm bảo chất lượng ván khuôn, không biến dạng, đạt độ dày cần thiết và kích thước tiêu chuẩn; cố định chắc chắn tim móng và cột móng;…
- Bước 5: Đổ bê tông
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình thi công móng nhà. Về kỹ thuật, nên đổ móng bê tông từ xa đến gần, đảm bảo bê tông đổ đầy, chắc và không lẫn tạp chất.
Một số bản thiết kế móng băng cơ bản
Trên đây là chúng tôi đã chia sẻ tới bạn những thông tin về móng băng là gì, cấu tạo và quy trình xây dựng móng băng ra sao. Hy vọng, nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này thì những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Hãy truy cập trang web https://namanh.com.vn/ của chúng tôi để biết thêm về những kiến thức xây dựng hay ho khác nữa nhé!