Gỗ thủy tùng là gì? Phân loại, cách nhận biết và công dụng
Gỗ thủy tùng là gì? Thực chất đây là một trong các dòng gỗ quý hiếm đã được liệt vào sách đỏ Việt Nam. Thủy tùng cũng là loại gỗ đắt đỏ có giá trị kinh tế cao, được ứng dụng nhiều trong chế tác đồ mỹ nghệ. Vậy để hiểu hơn về loại gỗ này, cùng Nam Anh tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Gỗ thủy tùng là gì?
Nhiều gia chủ và doanh nghiệp vẫn đang tìm hiểu nhưng không phải ai cũng biết rõ gỗ thủy tùng là gỗ gì. Sau đây là một số thông tin liên quan tới loại gỗ này mà Nam Anh đã tổng hợp được cho mọi người cùng tham khảo.
Khái niệm gỗ thủy tùng là gì?
Thủy tùng có tên khoa học là Glyptostrobus Pensilis, là một loại thực vật cổ thụ có tên trong sách đỏ Việt Nam. Trên thế giới hiện nay chỉ có 3 nước ghi nhận sự xuất hiện của giống gỗ thủy tùng là Trung Quốc, Việt Nam và Lào. Cây có thân to với chiều cao hơn 30 mét, đường kính kéo dài từ 0,6 – 1m. Đây là một giống cây có vỏ dày, hơi xốp, màu xám và có thể dễ dàng xẻ dọc lấy gỗ. Ngoài ra, thủy tùng còn được xếp vào nhóm cây rụng lá với tán hình nón hẹp.
Xét về giá trị kinh tế, gỗ thủy tùng có phần đắt hơn một số loại nguyên vật liệu tự nhiên khác trên thị trường. Bởi loại gỗ này có đường viền đẹp, ít gặp mối mọt nên có thể dùng làm tượng hay đồ mỹ nghệ. Bên cạnh đó, thủy tùng cũng có màu sắc đa dạng như xanh ngọc bích, xanh đen, tím, vàng, nâu đỏ, đỏ,… Các đường vân gỗ phân chia thành nhiều loại như có vân, không vân hay vân chuối. Đặc biệt, gỗ có mùi thơm nhẹ giống như cây sưa, tiết ra nhựa ngay cả khi sản xuất thành sản phẩm.
Cây gỗ thủy tùng thuộc nhóm mấy, có thuộc danh sách cần bảo vệ?
Hiện tại, thủy tùng đang được xếp vào danh sách gỗ quý loại IA, là nhóm gỗ quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam. Đồng thời, giống cây gỗ này còn được xếp vào danh sách cần phải bảo vệ trên thế giới. Tiêu chí của nhóm gỗ là thân chắc chắn, hạt mịn, mùi thơm và có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.
Nếu những loại gỗ quý hiếm khác có thể dễ dàng nhân giống tự nhiên, gỗ thủy tùng lại không như thế. Trong tự nhiên, cây con mọc từ cây bố mẹ nên khá dễ chết, khiến tỷ lệ sống của cây cực kỳ thấp. Do đó, có khá nhiều nhà nghiên cứu đã can thiệp vào quá trình phát triển cây con bằng phương pháp lây truyền nhân tạo với hy vọng cứu lấy loại gỗ quý hiếm này nhưng vẫn chưa thành công.
2. Gỗ thủy tùng có mấy loại sử dụng phổ biến?
Bên cạnh các vấn đề như “Gỗ thủy tùng giá bao nhiêu tiền”, “Gỗ thuỷ tùng có đắt không”, gỗ “Thủy tùng hợp mệnh gì” hay “Gỗ thủy tùng có thơm không”,… Hay có khá nhiều người thắc mắc không biết thủy tùng có những loại nào, đặc điểm ra sao, ứng dụng sản xuất gì. Ngay dưới đây là thông tin về 2 loại thủy tùng hiện có trên thị trường mà Nam Anh đã tổng hợp lại cho bạn đọc tham khảo.
Gỗ thủy tùng xanh
Thủy tùng xanh là khối gỗ bị ngâm trong bùn đất qua hàng trăm năm dưới điều kiện môi trường ẩm ướt khiến khối gỗ biến thành màu xanh đen tự nhiên bắt mắt. Loại gỗ này thường được chôn sâu dưới lòng đất tại khu vực rừng núi Tây Nguyên, thậm chí có thể tìm thấy những khúc cây còn nằm sâu dưới lòng hồ với giá trị cao.
Đó cũng là lý do tại sao con người phải mất rất nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm và khai thác gỗ thủy tùng. Điểm đặc trưng của giống gỗ này đến từ họa tiết vỏ ngoài đậm cùng màu sắc đẹp, mới lạ. Các đường vân gỗ đậm, sắc nét và cong nhẹ nhàng tạo ra các vòng cung vô cùng bắt mắt làm say lòng người nhìn.
Gỗ thủy tùng đỏ
Không giống với thủy tùng xanh, loại cây mang màu đỏ là giống sinh trưởng và phát triển trong môi trường khô hạn. Đặc trưng của giống cây này là có màu đỏ hay nâu sẫm, vân gỗ nhỏ và đôi khi có các đốm đen trên thân. Thủy tùng rất tốt, không xuất hiện mối mọt, không bị cong vênh, có mùi thơm nhẹ và màu vân đẹp.
So về vẻ đẹp, sự quý giá chắc chắn thủy tùng đỏ khác với loại xanh cũng như có giá trị thấp hơn hẳn. Tuy nhiên, các sản phẩm nội thất làm từ thủy tùng đỏ vẫn có giá thành cao ngất ngưỡng, không hề thấp một chút nào.
3. Cách nhận biết gỗ thủy tùng xanh và đỏ
Hiện nay, có 2 giống thủy tùng được nhiều người quan tâm và ưa chuộng nhất là xanh và đỏ. Do đặc điểm và độ quý hiếm của cây thủy tùng cũng như giá thành cao, cây giả xuất hiện rất nhiều trên thị trường. Người dùng vì thế cần chú ý và tham khảo các đặc điểm của cây thủy tùng sau đây hạn chế nhầm lẫn, bao gồm:
- Dựa vào hương gỗ: Lá thủy tùng có đường gân sắt, mùi thơm nhẹ và tiết ra nhựa kể cả khi đã làm ra thành phẩm. Nếu như là gỗ thông thì có đường vân mờ ảo, không thơm, màu sẫm và mùi khét khó chịu.
- Dựa trên trọng lượng: Những khúc gỗ của cây thủy tùng thật thường rất nặng, không có cảm giác nhẹ như xốp khi nhấc lên. Do đặc tính của loại gỗ là chứa nhiều tinh dầu thơm nên khi nắm giữ sẽ tạo cảm giác chắc chắn, nặng nề.
- Dựa theo vân gỗ: Nếu là thủy tùng sẽ thấy các thớ gỗ có màu nâu đỏ, đường vân gỗ sắc nét và uốn khúc. Trong khi đó thông thì các đường vân có màu xanh tím, mờ nhạt và không thể nhìn thấy được.
4. Gỗ thủy tùng có tốt không?
Sau khi biết gỗ thủy tùng là gì, bạn cần tìm hiểu rõ ràng về các ưu nhược điểm để xem loại gỗ này có tốt hay không. Thông qua đó mà có cái nhìn đúng đắn về giá trị thẩm mỹ và lợi ích khi sử dụng sản phẩm từ gỗ thủy tùng. Cụ thể:
Ưu điểm
Thông thường, thủy tùng tự nhiên sẽ có vẻ đẹp độc đáo, nhẹ nhàng hơn do các vân gỗ ấn tượng, màu sắc vô cùng phong phú. Đặc biệt, vân gỗ mang các đặc trưng riêng của mọi loại gỗ, không có 2 loại gỗ nào có đường vân giống nhau. Do đó, chúng tạo ra nét thẩm mỹ riêng cho từng sản phẩm sau quá trình sản xuất.
Dù là bàn ghế hay vật dụng nội thất làm từ khối gỗ thủy tùng tự nhiên sau khi qua công đoạn xẻ, tẩm, sấy,… Điều này giúp cho sản phẩm trở nên cứng cáp, bền chắc và nâng cao khả năng chịu lực, tuổi thọ khi sử dụng. Thủy tùng có kết cấu chắc chắn, khả năng chịu va đập tốt nên có độ bền cao hơn hẳn những chất liệu khác.
Đặc biệt, áp dụng loại gỗ thủy tùng làm nguyên liệu chế tác cũng có thể gia tăng giá trị nội thất theo thời gian. Cây gỗ đã trải qua quá trình tẩm sấy nghiêm ngặt cũng như liên kết bên trong nên có độ chắc chắn cao. Đồng thời lớp sơn không bị lộ, giống gỗ chịu nước tốt, không dễ bị thấm nước vào bên trong cốt gỗ.
Nhược điểm
Vì tình trạng khai thác gỗ bừa bãi hiện nay ở một số khu vực nên thủy tùng trong tự nhiên ngày càng trở nên khan hiếm hơn, nhất là tại Việt Nam. Phần lớn giống cây gỗ này đều phải nhập khẩu từ nước ngoài nên có giá thành rất cao. Nếu người thợ làm nội thất từ gỗ thủy tùng mà không có tay nghề hay kinh nghiệm sẽ dễ dàng tạo ra sản phẩm không đạt chuẩn chất lượng. Sau một thời gian sử dụng, đồ nội thất làm từ gỗ thủy tùng có hiện tượng cong vênh, co ngót hay các hiện tượng khác.
5. Các công dụng của gỗ thủy tùng hiện nay
Gỗ thủy tùng thông thường có thớ mịn, chắc và khả năng chịu va đập cao, uốn cong dễ dàng, không bị cong vênh hay co ngót trong quá trình chế tác. Thủy tùng còn có ưu vượt trội, dù là gỗ tự nhiên nhưng cây lại mọc dưới nước, gần bờ hồ nên khả năng chịu nước tốt. Ưu điểm này giúp cho đồ nội thất tăng khả năng chịu nhiệt và khả năng chống ẩm vô cùng tốt. Hơn hết, với các đặc điểm nổi bật trên, nội thất gỗ thủy tùng cũng đảm bảo về sự chắc chắn, có độ bền cao hơn các dòng gỗ khác.
Ngoài việc giúp cho vật dụng trở nên cứng cáp, chắc chắn theo thời gian, giống gỗ này còn sở hữu những đường vân độc đáo, rõ ràng và liên tục. Vân gỗ đa dạng, thường là các đường sắt nét hay vân chuối khác lạ, có tính thẩm mỹ cao. Đường vân chuối cũng là kiểu dáng thịnh hành trên thị trường đồ gỗ nội thất ngày nay nên rất được yêu thích.
Bởi gỗ thủy tùng sở hữu độ bắt mắt cao, giúp tôn thêm vẻ đẹp cho tất cả vật phẩm trong nhà. Ngoài ra loại gỗ này còn có nhiều màu sắc khác nhau, đa dạng lựa chọn cho khách hàng như xanh, đỏ,… nên trong quá trình sản xuất sẽ dễ dàng tạo ra món đồ nội thất theo từng phong cách, từ cổ điển, sang trọng cho tới hiện đại, trẻ trung đều có.
Như thế, với những thông tin trên bài viết hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ gỗ thủy tùng là gì cũng như giá trị kinh tế loại gỗ này mang lại. Nếu quan tâm về gỗ, bạn có thể xem thêm tại website công ty Nam Anh tại địa chỉ https://namanh.com.vn/.