Gỗ bằng lăng cườm là gì? Phân loại, đặc điểm, ứng dụng

Gỗ bằng lăng cườm thuộc loại gỗ nhóm I với độ cứng cao, nặng, có khả năng chống nước và chịu mối mọt tốt. Do đó loại gỗ này rất được ưa chuộng, có tính dụng ứng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Trong bài viết sau, hãy cùng Nam Anh tìm hiểu chi tiết hơn về bằng lăng cườm cũng như cập nhật giá thành, ứng dụng mới nhất. 

1. Tổng quan về gỗ bằng lăng cườm

Tổng quan về gỗ bằng lăng cườm
Tổng quan về gỗ bằng lăng cườm

Khác với nhiều loại bằng lăng quen thuộc mà mọi người thường gặp, bằng lăng cườm tại Việt Nam là loại gỗ quý được đánh giá cao về chất lượng. Cụ thể: 

Gỗ bằng lăng cườm là gì?

Bằng lăng cườm có tên gọi khoa học là Lagerstroemia angustifolia Pierre et Lann hay còn được gọi là bằng lăng ổi, bằng lăng lá hẹp. Loại gỗ này được xếp vào nhóm I trong bảng phân loại 8 nhóm gỗ ở Việt Nam và cho phép khai thác. 

Cây bằng lăng cườm có xuất xứ tại vùng Đông Dương, sinh trưởng ở các khu vực có nền đất ẩm ướt của rừng núi. Tại nước ta, có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này ở các tỉnh thành như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai,… và các tỉnh Nam Bộ. 

Phân loại

Hiện nay, gỗ bằng lăng cườm được phân chia thành 2 loại chính dựa theo vùng đất sinh trưởng, phát triển. Bao gồm: 

  • Bằng lăng ổi: Chất lượng tốt, có độ bền bỉ cao, chống mối mọt và trọng lượng nặng, các thớ gỗ mịn và đẹp. Tuy nhiên, ngày nay gỗ bằng lăng ổi còn có số lượng rất ít nên được nhiều người săn lùng hơn. Đến cả gốc cây dù đã bị dị tật cũng được mang về chăm sóc làm cây cảnh. 
  • Bằng lăng chun: Chất lượng tương tự như bằng lăng ổi nhưng phần vân gỗ có sự khác biệt theo hình xoắn ốc giống gỗ nu. 

Đặc điểm bằng lăng cườm

Bằng lăng cườm là cây gỗ lớn có phần gốc và thân ít có múi, vỏ màu nâu xám vàng, nứt dọc đều và bong thành mảng mỏng. Sau khi bong sẽ để lại lớp vỏ nhẫn màu xám vàng và sau này lại dày lên rồi bị bong, nứt dọc. 

Cành cây khá nhỏ và mảnh, lá đơn mọc cân đối có hình trái xoan dài, kích thước khoảng 7-14 x 2,5-5cm. Hoa bằng lăng nhỏ, cuống có nhiều lông mịn, một tràng có 6 cánh màu tím và đỉnh tròn. Thông thường, bằng lăng cườm sẽ rụng lá vào mùa mưa, ra hoa từ tháng 6 – 7 và ra quả từ tháng 3 – 4 năm sau. 

Cách nhận biết 

Để nhận biết loại gỗ này khá đơn giản và dễ dàng khi có tông màu tự nhiên là vàng xám hay nâu nhẹ. Tuy nhiên, vân gỗ bằng lăng cườm lại rất đặc biệt, có thể là các đường sóng uốn lượn và cũng có thể là vòng tròn hình xoắn bắt mắt. Nếu như sử dụng ánh sáng chiếu vào bề mặt gỗ sẽ thấy lấp lánh ánh vàng, kết hợp hoa văn tạo ra phong cách độc lạ. 

2. Sử dụng gỗ bằng lăng cườm có tốt hay không? 

Đây chắc chắn là câu hỏi thắc mắc từ rất nhiều người khi tìm hiểu về bằng lăng cườm. Để có câu trả lời chính xác nhất, hãy cùng tìm hiểu thêm về ưu điểm, nhược điểm của của loại gỗ này để có đánh giá chuẩn. 

Sử dụng gỗ bằng lăng cườm có tốt hay không? 
Sử dụng gỗ bằng lăng cườm có tốt hay không?

Về ưu điểm 

Bằng lăng cườm nằm trong top 4 loại gỗ quý hiếm nhất Việt Nam với nhiều ưu điểm nổi bật khi sử dụng như sau: 

  • Khả năng chống chịu mối mọt tốt, không thấm hút nước nên cực kỳ phù hợp sử dụng làm đồ nội thất như sàn nhà, cửa gỗ. 
  • Chất gỗ có đặc tính nặng, cứng nên ít bị cong vênh trong quá trình chế tác. Điều này cũng chứng tỏ cho việc bằng lăng cường có chất lượng gỗ tuyệt vời, bền bỉ theo thời gian. 
  • Màu sắc kết hợp vân gỗ tạo nên sự khác biệt, mang những đường nét riêng chỉ có ở gỗ bằng lăng. Đối với gia đình muốn sở hữu sản phẩm nội thất ấn tượng với các đường vân gỗ độc đáo chắc chắn đây là lựa chọn đáng tin cậy. 

Về nhược điểm

Có thể nói, nhược điểm của bằng lăng cườm cũng chính là điểm mạnh khi loại gỗ này có trọng lượng rất nặng và cứng. Vì thế sẽ cực kỳ khó khăn cho mọi người trong việc vận chuyển, đi lại hay khó chế tác hơn. Ngoài ra, chất gỗ này còn rất dễ phai màu khi ở điều kiện ngoài trời quá lâu, gây mất tính thẩm mỹ. 

Dù gỗ bằng lăng còn tồn tại một số nhược điểm nhất định nhưng các ưu điểm nổi bật vẫn khiến cho loại gỗ này được ưa chuộng. Từ đây bạn hoàn toàn có thể chắc chắn rằng bằng lăng cườm cực kỳ tốt, là lựa chọn tuyệt vời cho các gia đình. 

3. Giá gỗ bằng lăng cườm có đắt không?

Giá gỗ bằng lăng cườm có đắt không?
Giá gỗ bằng lăng cườm có đắt không?

Thông thường, giá của các cây bằng lăng cườm dao động lên xuống tùy vào các yếu tố khác như loại gỗ, tuổi thọ, màu sắc,… Tất cả các vấn đề đó đều được đánh giá cụ thể để đưa ra mức giá hợp lý và chính xác nhất cho người mua. 

Hiện tại, thị trường gỗ bằng lăng có giá dao động trong khoảng 14 – 20 triệu VNĐ cho một mét khối gỗ. Những sản phẩm nội thất làm từ chất liệu gỗ này đang có giá thành dao động trong khoảng vài triệu tới vài trăm triệu tùy thuộc thiết kế, kích thước. Tuy nhiên, nhìn chung với mức giá đó thì hoàn toàn xứng đáng chất lượng mà loại gỗ này mang đến cho mọi người. 

4. Các ứng dụng của bằng lăng cườm trong đời sống

Các ứng dụng của bằng lăng cườm trong đời sống
Các ứng dụng của bằng lăng cườm trong đời sống

Nhờ vào các ưu điểm vượt trội về độ bền hay màu sắc, cây bằng lăng cườm đã và đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể: 

  • Thiết kế cảnh quan: Cây bằng lăng cườm được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thiết kế cảnh quan nhà ở, trong khuôn viên đô thị, khu dân cư, công viên, xí nghiệp,… tạo cảm giác trong lành, thoải mái và xanh mát hơn cho những người sử dụng. 
  • Thiết kế nội thất: Bên cạnh đó, với khả năng chống mối mọt tuyệt vời, chất lượng gỗ cực tốt, bền bỉ và có khả năng chịu lực tốt. Loại gỗ này rất được yêu thích trong các đồ nội thất, được dùng để sản xuất bàn ghế, tủ, kệ….
  • Bảo vệ rừng: Cây bằng lăng là một loại có thân gỗ to, cứng và dễ trồng trong các điều kiện khác nhau. Chất gỗ này còn có khả năng chịu được hạn tốt hay làm lá chắn chống gió bão. Do đó, loài cây này từ trước đến nay vẫn được trồng để bảo vệ rừng đầu nguồn, hạn chế sạt lở, lũ quét. 

Trên đây là toàn bộ các thông tin về gỗ bằng lăng cườm với các đặc điểm nổi bật, giá thành hay ứng dụng phổ biến. Hy vọng các chia sẻ đó sẽ giúp bạn ngày càng hiểu rõ hơn về loại gỗ quý hiếm bậc nhất Việt Nam này. Đừng quên truy cập website https://namanh.com.vn/ của chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết chia sẻ kiến thức liên quan tới nội thất, thiết kế nội thất tại https://namanh.com.vn/

Bài viết liên quan

Mệnh Hỏa hợp cây gì? Tham khảo những loại cây thu hút tài lộc và may mắn

Việc trồng cây cảnh không chỉ là một sở thích mà còn là niềm vui...

Mệnh Mộc hợp cây gì? Tham khảo 10 loại cây phong thủy thu hút tài lộc

Việc sắp xếp cây xanh trong không gian sống và nơi làm việc không chỉ...

Nam Anh – Top 10 thương hiệu tin cậy, sản phẩm chất lượng, dịch vụ tận tâm 2022

Ngày 07/01/2023, tại Cục Đối ngoại Bộ Quốc Phòng diễn ra chương trình “Gala chào...

Mệnh Thổ hợp cây gì? Tham khảo 8 loại cây xanh mang lại tài lộc 

Mệnh Thổ hợp cây gì? Sau đại dịch Covid, nhu cầu về trồng cây trong...

Mệnh kim hợp cây gì? Những lưu ý cần biết khi lựa chọn cây phong thủy

Hiện nay, trồng các loại cây cảnh luôn là giải pháp hàng đầu giúp không...

Mệnh thủy hợp cây gì? Hướng dẫn cách chăm sóc cây xanh phong thủy

Bố trí cây cảnh trong nhà hoặc nơi làm việc không chỉ mang đến bầu...

Cung tài lộc trong nhà và hướng dẫn cách tự mở cung tài lộc

Theo phong thủy, cung Tài Lộc trong nhà đóng vai trò cực kỳ quan trọng...

Nên trồng cây gì trước nhà để thu hút tài lộc, mang lại vượng khí?

Nên trồng cây gì trước nhà để đem lại may mắn? Đây chắc hẳn là...

Dầm là gì? Hướng dẫn cách bố trí Dầm hợp phong thủy

Trong hệ thống các công trình xây dựng, dầm nhà đóng vai trò cực kỳ...

image