Cách tính chiều cao và độ dốc mái thái đúng tiêu chuẩn
Độ dốc mái nhà là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của hệ mái. Mái Thái cùng đang là loại mái được sử dụng khá phổ biến tại nước ta hiện nay. Vậy cách tính độ dốc mái Thái như thế nào và những ưu điểm vượt trội mà hệ mái mang đến cho công trình là như thế nào? Hãy tham khảo thông tin sau đây để tìm cho mình lời giải đáp nhé!
Độ dốc mái Thái và ưu điểm vượt trội của hệ mái Thái
Độ dốc mái nói chung được hiểu là góc nghiêng phù hợp để đảm bảo sự cân đối cho công trình. Cùng với đó là công năng sử dụng của mái phải đảm bảo thoát nước tốt, an toàn cho kết cấu của căn nhà.
Mái Thái là mẫu mái nhà có dạng dốc và xếp chồng lên nhau, vật liệu chủ yếu là ngói. Hệ mái Thái trở nên thu hút chủ đầu tư nhờ vào nhiều ưu điểm vượt trội về cả thẩm mỹ lẫn công năng sử dụng.
- Khả năng chống nóng và cách nhiệt tốt vào mùa hè.
- Khả năng chống thấm tối ưu nhờ độ dốc của mái.
- Kiểu dáng, màu sắc và kích thước đa dạng, phong phú để bạn lựa chọn.
- Xét về yếu tố phong thủy, mái Thái sẽ tránh hiện tượng tích tụ hung khí, mang đến nhiều vận may cho gia chủ.
Thiết kế nhà ở với hệ mái Thái tôn lên vẻ đẹp tinh tế, thanh thoát và cao ráo cho công trình. Chính vì thế, hệ mái Thái ngày càng được nhiều gia đình Việt yêu thích hiện nay. Bởi hệ mái không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn tối ưu được công năng sử dụng.
Tại sao cần tính chiều cao và độ dốc mái Thái khi xây dựng?
Do có nhiều ưu điểm vượt trội về kết cấu và ngoại quan, vậy nên mái Thái được sử dụng khá rộng rãi tại nước ta. Để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối của hệ mái, người ta cần đo đạc và tính toán chiều cao cũng như độ dốc của mái. Bởi vậy sẽ đảm bảo được các yếu tố sau:
Đảm bảo vẻ đẹp tổng quan cho công trình
Hệ mái Thái có điểm nhấn đặc biệt là phần mái dốc cao tạo góc tam giác thu hút ánh nhìn. Đây là điểm khác biệt dễ nhận biết để phân biệt mái Thái với các hệ mái nhà khác. Không những thế, mái Thái có thể sử dụng phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nhà ở. Từ phong cách cổ điển, tân cổ điển cho đến hiện đại đều phù hợp với dáng mái này.
Đảm bảo công năng thoát nước và bảo vệ kết cấu căn nhà
Mái nhà đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo công năng sử dụng cũng như kéo dài tuổi thọ cho căn nhà. Vậy nên cần thiết phải xác định được chiều cao mái Thái để phân bố vật liệu sao cho phù hợp. Độ dốc mái Thái còn mang được nhiều công năng khác như:
- Thoát nước tốt, hạn chế đọng nước mưa trên mái: Độ dốc mái cần thiết kế nghiêng vừa đủ để việc thoát nước kịp thời, nhanh chóng. Hạn chế việc nước mưa bị đọng lại trên mái sẽ giảm thiểu tình trạng ẩm mốc, thấm dột và hư hại cho kết cấu công trình.
- Dễ dàng vệ sinh mái Thái: Do độ dốc khá cao so với các loại mái khác nên việc bụi bẩn hay lá cây sẽ dễ dàng trôi đi. Vì thế gia chủ có thể tiết kiệm được khâu vệ sinh, dọn dẹp mái nhà. Đây là lợi thế của mái Thái vì việc giữ vệ sinh cho mái còn ảnh hưởng đến tuổi thọ sử dụng.
- Tiết kiệm năng lượng và chống ồn, cách nhiệt tốt: Bởi các lớp ngói lợp sẽ được xếp chồng lên nhau và giúp cho việc tản nhiệt tốt hơn. Điều này góp phần tạo nên không gian sống thoải mái, dễ chịu và tiết kiệm năng lượng cho căn nhà.
Đảm bảo tránh các sự cố cho công trình và người sử dụng
Ngoài ưu điểm vượt trội khi đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng sử dụng mái cho công trình. Độ dốc mái Thái còn đảm bảo sự an toàn cho công trình và con người sử dụng. Chiều cao mái Thái sẽ góp phần giảm tối đa nguy cơ sụt mái hoặc các sự cố khác trên mái. Và độ dốc mái cao giúp ngăn chặn việc thấm dột nước mưa, nấm mốc và vi khuẩn có hại cho con người.
Các cách tính chiều cao và độ dốc mái Thái thông qua nhiều chỉ số
Để thiết kế được hệ mái Thái cân đối, phù hợp với kết cấu và thiết kế của căn nhà. Mà cần phải đảm bảo đầy đủ công năng sử dụng, che nắng mưa và bảo vệ cho con người. Các kiến trúc sư cần đo đạc nhiều thông số khác nhau và thực hiện tính toán theo 3 công thức như sau:
Chiều cao mái Thái tính theo độ dốc i%
Để tính chiều cao mái Thái theo tỉ lệ phần trăm độ dốc i%, ta sử dụng công thức tính như sau:
i% = (H/L)*100% = arctan (∝)
Trong đó:
- H là chiều cao mái
- L là khẩu độ của mái
- ∝ là hệ số mái
Chiều cao mái Thái tính theo độ dốc m
Khác với cách tính dựa theo độ dốc i%, công thức tính chiều cao mái Thái theo độ dốc m như sau:
m = H/L
Trong đó: H là chiều cao mái, L là khẩu độ của mái và được coi là 2 cạnh góc của tam giác
Chiều cao mái Thái tính theo độ rộng mặt tiền
Khi xác định chiều cao mái dựa trên chiều rộng mặt tiền, ta áp dụng công thức:
H = (R/2) x tg/100
Trong đó:
- tg: độ dốc mái Thái
- R: chiều rộng mặt tiền
Trên đây là tất tần tật thông tin về độ dốc mái thái cùng các công thức tính chiều cao mái thái. Hy vọng sau bài viết bạn có thể áp dụng thành công các công thức tính để chủ động hơn khi thiết kế và thi công nhà ở của mình. Hãy theo dõi Nội thất Nam Anh để theo dõi thêm nhiều bài viết hay và hữu ích nữa nhé!