Dầm nhà là gì? Phân loại và lưu ý khi thiết kế dầm nhà
Khái niệm dầm nhà xuất hiện khá nhiều trong đời sống và trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên trên thực tế khái niệm về dầm nhà đối với mọi người đang rất mơ hồ. Vậy nên đừng vội rời đi để chúng tôi chỉ bạn về khái niệm dầm nhà là gì? Và những điều cần biết xoay quanh chủ đề này thông qua bài viết ngay sau đây
Dầm nhà là gì?
Dầm nhà là một trong những kết cấu cơ bản khi thiết kế công trình. Đây chính là thanh chịu lực được đặt nằm ngang tại các vị trí chống đỡ bản dầm, tường, mái, … của công trình. Dầm ngang đóng vai trò chính trong việc tăng khả năng chịu lực, sức ép của toàn bộ kết cấu công trình.
Dầm nhà thường được thiết kế theo hình vuông hoặc hình chữ nhật để phân tán lực đều hơn trên bề mặt nền móng. Chúng có vai trò bảo vệ và đảm bảo độ chắc chắn cho công trình. Bên cạnh đó hình dạng đơn giản sẽ giúp giảm thiểu chi phí cũng như thời gian thi công.
Dầm nhà trong lĩnh vực xây dựng nói chung đều được tính toán chính xác để nâng cao công dụng và vai trò của chúng. Tuy nhiên tùy vào kích thước công trình, số lượng tầng mà dầm của nhà sẽ có các kích thước khác nhau. Cụ thể dầm cho nhà 2, 3, 4 tầng lần lượt có chiều cao 30cm, 35cm và 45cm.
Ngoài ra, chiều cao của dầm cũng chịu sự tác động của nhịp dầm. Vì vậy bạn hãy tham khảo ý kiến tư vấn của người có chuyên môn để đảm bảo an toàn nhất cho công trình của mình.
Phân loại dầm nhà phổ biến nhất hiện nay
Kết cấu dầm nhà cũng được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Mỗi loại dầm đều có đặc điểm khác nhau phù hợp cho mọi công trình. Sau đây là những loại dầm cơ bản và phổ biến nhất hiện nay.
Dầm chính
Dầm chính là cấu trúc cơ bản, là các thanh chịu lực chính của mọi công trình. Chúng được đặt nằm dọc hoặc nằm ngang ở những vị trí trung tâm của công trình. Dầm chính thường có 2 đầu nối với 2 đầu cột, gác lên chân cột hoặc vách ngăn.
Mỗi dầm chính thường có kích thước lớn hơn các loại dầm khóc, thường từ 20-25cm. Khoảng cách giữa 2 dầm chính thường đặt cách nhau từ 4-6m, mỗi nhịp sẽ có 1-3 dầm phụ. Chúng được đặt đan xen để bổ trợ lực cho nhau, nâng đỡ toàn bộ công trình.
Dầm phụ
Dầm phụ có thành phần chính là bê tông cốt thép và thép định hình. Chúng được đặt vuông góc và liên kết mật thiết với dầm chính để làm giằng chống đỡ. Ngược lại với dầm chính, dầm phụ không được đặt ở trên các trụ mà sẽ chủ yếu nằm ở các kết cấu uốn cong hoặc chịu xoắn.
Kích thước dầm phục phải nhỏ hơn dầm chính, phần nào chịu lực lớn hơn sẽ có tiết diện lớn hơn. Vậy nên phụ thuộc vào số tầng và kết cấu chịu tải mà kích thước dầm phụ cũng sẽ khác nhau. Đặc biệt đối với dầm ban công không cần phần chia thành dầm chính, dầm phụ. Việc chọn dầm sẽ dựa trên khả năng chịu lực và tiết diện của dầm.
Mặc dù không đóng vai trò chịu lực chính nhưng dầm phụ lại là dầm phải chịu uốn, nén phân bổ lực. Việc tính toán phù hợp số lượng và vị trí đặt dầm sẽ giúp tránh lãng phí, tiết kiệm chi phí xây dựng.
Dầm bê tông cốt thép
Dầm bê tông cốt thép có kết cấu chịu uốn tốt, và chịu được độ nén ổn định. Tính từ lớp ngoài bê tông là lớp cốt thép có vai trò bảo vệ cốt dọc không bị hoen gỉ, nâng cao tuổi thọ sử dụng vật liệu cho công trình.
Loại dầm này được cấu tạo phần khung cốt thép với 4 loại chính: cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai và cốt xiên. Trong đó cốt dọc chịu lực sử dụng nguyên liệu nhóm All – Alll và Cll –Clll và có kích thước 12 – 40mm. Cốt đai chịu lực ngang, sử dụng nguyên liệu thuộc nhóm Cl và Al có kích thước khoảng 4mm.
Dầm thép
Dầm thép có cấu trúc tương đối đơn giản, chi phí xây dựng thấp nên được sử dụng phổ biến hơn. Dầm thép cũng có nhiều hình dáng: dầm chữ I, U, H, V, L, Z, C, … Cùng với đó là nhiều công dụng như: dầm cầu, dầm cầu nhảy, dầm sàn, …
Trong đó kết cấu có 1 nhịp là dầm đơn giản, dầm liên tục sẽ có nhiều nhịp khác nhau về kích thước. Do ưu điểm về trọng lượng nhẹ mà khả năng chịu lực tốt, nên dầm thép thường được sử dụng cho các kết cấu nhịp lớn. Và cũng sử dụng phù hợp cho nhiều công trình xây dựng hiện nay.
Những điều cấm kỵ khi thiết kế dầm nhà là gì?
Việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa luôn có tác động không nhỏ đến yếu tố phong thủy cho căn nhà. Vậy nên khi thiết kế và thi công dầm nhà cần tránh một số điều cấm kị như:
- Tránh đặt dầm nhà trên phòng ngủ
- Tránh đặt dầm nhà trên bếp và bàn ăn
- Tránh đặt dầm nhà trên bàn học, bàn làm việc
- Tránh đặt dầm nhà trên bàn thờ
Trong phong thủy, dầm nhà được coi là yếu tố đè nặng, gây ra nhiều ảnh hưởng đến công việc, sức khỏe. Thậm chí là công danh, tài vận và hòa khi trong gia đình. Vậy nên hãy tránh những vị trí nêu trên để đảm bảo không phạm vào yếu tố phong thủy trong xây dựng.
Nói tóm lại để sở hữu bản vẽ thiết kế và kiểm soát được chất lượng dầm nhà, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ. Không chỉ về khái niệm dầm nhà là gì, mà bên cạnh đó cũng cần xét đến nhiều yếu tố tác động khác. Hãy theo dõi Nội thất Nam Anh để cập nhật những phong cách mới nhất về thiết kế kiến trúc và nội thất hiện đại ngay từ hôm nay nhé!