Đài cọc và đài móng là gì? Lưu ý và kích thước đạt tiêu chuẩn
Đài móng hay đài cọc đều có mặt trên mọi công trình xây dựng nhà ở hiện nay. Không chỉ bởi kết cấu đơn giản mà còn bởi công dụng thần kỳ mà nó mang lại. Hôm nay hãy cùng chúng tôi bổ sung kiến thức cơ bản về đài cọc, đài móng là gì? Kết cấu cơ bản và nguyên tắc thi công đài móng qua bài viết ngắn sau đây.
Đài cọc, đài móng là gì?
Phần đài móng đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo độ bền của công trình theo thời gian. Đài cọc và đài móng có quan hệ mật thiết với nhau và đi kèm với nhau không thể tách rời. Người ta có thể sử dụng linh động giữa đài cọc và đài móng để thi công, tùy vào kích thước công trình.
Về cơ bản, đài cọc và đài móng là bộ phận liên kết các trụ nhà với nhau và phân bổ lực tác động đến nền móng. Đài cần bố trí phù hợp trên bề mặt móng để đảm bảo cân bằng lực cho toàn bộ phần nền móng. Trên thực tế quá trình lựa chọn đài cần diễn ra một cách chính xác, tính toán cẩn thận để tránh rủi ro mất an toàn về sau.
Kích thước đạt chuẩn của đài cọc và đài móng là gì?
Đài móng rất đa dạng về kích thước và hình dáng tùy vào từng công trình sử dụng. Nếu công trình có quy mô lớn, cần phải thiết kế đài móng có kích thước phù hợp để tăng sức bền cho công trình. Ngược lại với các công trình nhỏ, đài móng sẽ nhỏ hơn để tiết kiệm chi phí làm móng.
Bạn có thể tham khảo kích thước cụ thể của đài cọc và đài móng như sau:
Kích thước tiêu chuẩn khi thi công đài móng
Thiết kế và thi công đài móng yêu cầu các tiêu chuẩn cơ bản về chiều rộng đài lớn hơn 600mm. Bề rộng bản đáy của đài 2 hàng, đài 1 hàng phải lớn hơn 2 lần chiều dài cạnh trụ nhà. Khoảng cách tối thiểu 150mm tính từ mép trụ nhà đến mép đài mới đạt chuẩn kỹ thuật.
Bên cạnh đó, tính từ vị trí trung tâm cột biên tới mép đài móng cần lớn hơn đường kính trụ nhà. Hoặc khoảng cách này sẽ lớn hơn chiều dài cạnh bên của trụ nhà, và kích thước an toàn phải lớn hơn 150mm.
Cuối cùng là độ dày đài móng, cần được tính toán dựa vào kết cấu phần trên móng. Nếu tính từ lớp đệm móng thì độ dày đài sẽ phải lớn hơn 300mm. Lưu ý với đài móng hình côn thì độ dày mép đài phải lớn hơn 300mm để đảm bảo độ chắc chắn.
Ngoài ra còn yêu cầu về tổng diện tích đài móng phải được tính toán dựa trên số trụ nhà để bố trí cho hợp lý. Chiều sâu chôn đài móng cũng phụ thuộc vào yếu tố địa chất nơi thi công công trình. Các chỉ số này sẽ thay đổi linh động để phù hợp nhất với công trình đang thi công, đảm bảo độ bền và an toàn tuyệt đối.
Kích thước tiêu chuẩn khi thi công đài cọc
Cũng giống với đài cọc, khi thi công đài cọc cũng cần lưu ý đến kích thước an toàn. Cụ thể các chỉ số phải đảm bảo:
- Khoảng cách từ vị trí trung tâm cột biên đến mép đài phải lớn hơn đường kính cột nhà. Và số đo này phải lớn hơn 150mm.
- Bề rộng của đáy đài cọc không được nhỏ hơn 2 lần đường kính, cụ thể là phải lớn hơn 600mm.
- Độ dày đài cọc cần xét đến kích thước công trình và không được nhỏ hơn 300mm.
- Bố trí thép đài móng cọc cần chú trọng quan tâm đến các mối hàn chắc chắn và đầy đủ
- Và một số kích thước khác thay đổi linh động tùy vào công trình thi công.
Những lưu ý khi thi công đài móng có thể bạn chưa biết
Điều thiết yếu khi thiết kế công trình nói chung là cần đảm bảo an toàn tuyệt đối, đúng tiến độ với bản vẽ đài móng cọc. Để đáp ứng được yêu cầu đó, đội ngũ thiết kế và thi công cần chú ý đến một số điểm như sau:
- Kích thước của đáy đài móng cần tính toán chính xác dựa trên kết cấu và diện tích của cả công trình. Đồng thời tính được số trụ nhà và phân bổ chúng một cách khoa học, tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng.
- Khi chôn đài móng cần tính được độ sâu phù hợp, dựa vào kết cấu công trình, địa chất, … Nếu công trình có tầng hầm, hồ bơi thì cần chôn đài móng sâu hơn các công trình nhà ở thông thường.
- Chiều cao, khoảng cách an toàn của đài móng đều phải tính toán chính xác dựa trên công thức. Việc này đòi hỏi khâu thiết kế phải thật tỷ mỷ, đo đạc kỹ càng để việc thi công trở nên dễ dàng hơn.
Để đảm bảo quy trình chất lượng, tiết kiệm chi phí và thời gian thi công, cần có đội ngũ chuyên nghiệp đồng hành. Bạn nên tìm kiếm đội ngũ kiến trúc sư có trình độ chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bên cạnh đó cũng nên lựa chọn đội ngũ thi công có tay nghề cao, am hiểu trong lĩnh vực xây dựng.
Nói tóm lại, trong thiết kế đài móng cần quan trọng các kích thước phải chính xác và đạt tiêu chuẩn. Từ đó công trình mới trở nên chắc chắn và trường tồn với thời gian. Với những thông tin cơ bản mà Nội Thất Nam Anh chia sẻ với bạn để hiểu kỹ hơn về đài móng là gì? Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong công cuộc xây dựng công trình của mình nhé!