Đài móng là gì? Hướng dẫn cách bố trí kết cấu thép đài móng cọc chuẩn

Đài móng là gì? Trong ngành xây dựng dân dụng, thi công nền móng là một trong những công đoạn không thể thiếu, đặc biệt là hai thành phần đài móng và đài cọc. Với vai trò chịu tải trọng và định vị trục dọc của các công trình xây dựng. Bài viết này, Nam Anh sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin liên quan đến đài móng và cách bố trí kết cấu thép đài móng cọc chuẩn.

huong-dan-cach-bo-tri-ket-cau-thep-dai-mong-coc-dat-chuan
Hướng dẫn cách bố trí kết cấu thép đài móng cọc đạt chuẩn

1.Đài móng là gì?

Đài móng là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong một công trình xây dựng nhà cửa. Thành phần này đảm nhiệm vai trò liên kết các cọc nhà lại với nhau theo đúng kỹ thuật, đảm bảo sự chắc chắn. 

Bên cạnh đó, làm đài móng còn giúp phân bổ tải trọng từ trên nén xuống được đồng đều, tránh làm nghiêng đổ hoặc sụt lún nhà. Khi đó, toàn bộ bề mặt sẽ được rải đều lực xuống bên dưới nên có khả năng chống chịu tốt.

Đài móng được chia thành 2 loại là đài cứng và đài mềm, với kích thước khác nhau và được sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Phụ thuộc vào kết cấu, tính chất của từng khu vực để quyết định xây dựng đài hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác hay hình côn,… Điều đó đảm bảo sự phù hợp giữa đài với cọc để gia tăng sức bền của nền móng.

2.Đài cọc là gì?

Đài cọc được sử dụng với mục đích liên kết các cọc nhà lại với nhau, đồng thời phân bổ lực từ toàn bộ căn nhà xuống dưới một cách đồng đều. Đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ các thiết bị khác có trọng lượng nặng hơn.

Đặc biệt, đài móng và đài cọc có mối quan hệ cực kỳ mật thiết, không thể tách rời và luôn đi liền với nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn là hai bộ phận khác nhau, chỉ có thể bổ trợ chứ không thể thay thế.

3.Kích thước tiêu chuẩn của đài móng cọc cần biết

kich-thuoc-tieu-chuan-cua-dai-mong-coc
Kích thước tiêu chuẩn của đài móng cọc

3.1.Kích thước của đài móng

  • Độ dài khoảng cách tính từ vị trí trung tâm đến mép đài móng không được nhỏ hơn bình quân chiều dài cạnh của cọc. Khoảng cách từ cọc đến mép đài phải lớn hơn 150mm.
  • Bề rộng đáy của đài móng 1 hàng hoặc 2 hàng phải lớn hơn chiều dài cọc công trình 2 lần và chiều rộng lớn hơn 60mm. Không chỉ vậy, khoảng cách từ mép đài đến mép cọc phải lớn hơn 150mm.
  • Độ dày của đài móng sẽ được xác định dựa trên yêu cầu kết cấu phần trên của công trình. Chẳng hạn đài móng được thiết kế hình côn thì độ dày cần lớn hơn 300mm hoặc nếu tính từ bề mặt lớp đệm thì độ dày mép đài cần lớn hơn 300mm.
  • Độ sâu đài mọc sẽ tùy theo địa chất khu vực xây dựng, cấu tạo của công trình hoặc thêm số tầng tòa nhà, kho chứa đồ hoặc tầng hầm,…
  • Khi tiến hành công trình nhà dân dụng thì khoảng cách thì khoảng cách tính từ mép hàng cọc ở chỗ ngoài cùng đến mép đài phải trên 10cm.
  • Khoảng cách giữa các tim cọc trong đài không được nhỏ hơn 3d với cọ ma sát và từ 2d với các chống.

3.2.Kích thước của đài cọc

  • Độ dài khoảng cách được tính từ trung tâm cột biên tới vị trí mép đài phải lớn hơn đường kính cột nhà. Nếu tính từ cọc đến mép đài thì phải lớn hơn 150mm. 
  • Đáy đài cọc có bề rộng không được bé hơn 2 lần so với đường kính, lớn hơn con số cụ thể là 600mm.
  • Ngoài ra, độ dày đài cọc không được bé hơn 300mm và thợ thi công có thể thấy được kết cấu bên trên căn nhà khi nhìn từ bên phải đài cọc.  

4.Quy trình bố trí thép đài móng cọc quan trọng

Để bố trí thép đài móng cọc, cần tiến hành theo từng bước theo quy trình dưới đây. Tuy nhiên, mỗi bước đều cần thực hiện một cách cẩn thận và tuân thủ theo đúng quy định của ngành xây dựng đề ra.

moi-buoc-trong-quy-trinh-deu-phai-thuc-hien-can-than-va-tuan-thu-theo-quy-dinh
Mỗi bước trong quy trình đều phải thực hiện cẩn thận và tuân thủ theo đúng quy định

Bước 1: Khảo sát mặt bằng thi công

  • Trước tiên, ta cần khảo sát địa chất để xem xét và đánh giá tình hình đất, cũng như điều kiện về môi trường để thi công được thuận lợi.
  • Sau đó, phân tích và tính toán móng cọc ép, đồng thời định vị giác móng cảu công trình.

Bước 2: Ép cọc bê tông 

  • Để thực hiện bước này, ta sẽ chia ra thành các khâu nhỏ để thực hiện. Khâu đầu tiên, bạn ép đoạn cọc gắn vào thanh định hướng thiết bị máy móc. Với mục đích xác định phương hướng và độ an toàn khi thi công.
  • Tiếp đó, ta lắp nối, ép đoạn cọc trung gian và căn chỉnh đường trục sao cho cân đối.
  • Khi cọc cuối cùng chạm đến được mặt đất, sẽ dùng cẩu dựng lõi cọc chụp vào đầu cọc.

Bước 3: Gia công cốt thép

  • Tương tự với việc xây dựng các loại móng, ta thực hiện gia công cốt thép bằng cách sửa thẳng, đánh gỉ, cắt uốn và nối cốt thép. Đồng thời tạo khung cho bề mặt móng bằng cách hàn và buộc cốt thép thành lưới.

Bước 4: Đổ bê tông móng

  • Sau khi nghiệm thu cốt thép, trực tiếp tiến hành đổ bê tông và sử dụng đầm dùi để đầm cho bê tông chắc chắn và cố định hơn. 

5.Hướng dẫn gia công cốt thép trong bố trí thép đài móng cọc

huong-dan-gia-cong-cot-thep-trong-cach-bo-tri-thep-dai-co-mong
Hướng dẫn gia công cốt thép trong cách bố trí thép đài móng cọc

Để gia công cốt thép trong bố trí thép đài móng cọc, cần thực hiện 4 bước sau đây: 

Bước 1: Sửa thẳng, đánh gỉ

Việc sửa thẳng cốt thép theo những hình dạng cụ thể giúp cho việc tạo hình đài móng cọc trở nên dễ dàng hơn. Thông thường, để sửa thằng, người ta thường sử dụng 3 cách uốn dưới đây:

  • Dùng búa: đối với các loại thép nhỏ và cong. 
  • Dùng tời: đối với thép cuộn.
  • Dùng máy uốn: đối với các thanh thép có kích thước cứng và lớn, không thể uốn cong bằng các biện pháp thông thường. 

Bên cạnh đó, đánh gỉ cũng là một công tác cần thiết, giúp loại bỏ lớp gỉ trên thép, làm sạch bề mặt để gia tăng độ kết dính của cốt thép và bê tông. Thông thường, có thể loại bỏ gỉ sắt bằng cách dùng bàn chải sắt hoặc tận dụng các hạt nhám của cát, tuy nhiên cách này khá gây mất sức. 

Bước 2: Cắt và uốn thép

Công tác này sẽ thi công theo các kích thước cụ thể được đưa ra trong bản vẽ. Đối với cắt thép, tùy thuộc vào đường kính các loại thép mà đưa ra các phương tiện hoặc công cụ khác nhau như dao, hàn xì, máy cắt,…

Còn đối với uốn, người ta thường uốn bằng tay hoặc dùng máy nếu độ cứng và kết cấu thép lớn. Đương nhiên, việc này cũng cần thực hiện một cách cẩn thận và đồng đều, nhằm tạo sự liên kết bền chặt, đảm bảo độ kiên cố cho công trình.

Bước 3: Nối cốt thép

Thực hiện nối các thanh thép đã được uốn và cắt, uốn thành một khối cơ bản với kích thước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra trong bản vẽ. 

Bước 4: Hàn, buộc cốt thép và tạo khung

Để buộc các khối thép lại với nhau, cần sử dụng dây buộc thép và máy hàn. Sau đó, tiếp tục cố định và tăng cường kết cấu thép để đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng và đưa vào sử dụng.

Bước 5: Đổ bê tông cho móng

Sau khi hoàn thành, cần kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng thép để tiến hành đổ bê tông cho móng. Bên cạnh đó, trước khi sử dụng, bê tông cũng cần được kiểm tra và giám sát một cách kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng móng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến Đài móng thép là gì mà Nam Anh muốn chia sẻ và cung cấp đến bạn đọc. Hi vọng, những kiến thức này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đài móng, cũng như có thêm kiến thức và hiểu biết trong ngành xây dựng.

Đánh giá và bình luận
1
2
3
4
5
Bình Luận
     
Hủy

Create your own review

Công Ty TNHH Kiến Trúc - Nội Thất Nam Anh
Average rating:  
 0 reviews

Bài viết liên quan

Nam Anh chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão Yagi và lũ quét

Ngày 14/9, chuyến xe thiện nguyện của Công ty TNHH Kiến trúc và Nội thất...

Mệnh Hỏa hợp cây gì? Tham khảo những loại cây thu hút tài lộc và may mắn

Việc trồng cây cảnh không chỉ là một sở thích mà còn là niềm vui...

Mệnh Mộc hợp cây gì? Tham khảo 10 loại cây phong thủy thu hút tài lộc

Việc sắp xếp cây xanh trong không gian sống và nơi làm việc không chỉ...

Nam Anh – Top 10 thương hiệu tin cậy, sản phẩm chất lượng, dịch vụ tận tâm 2022

Ngày 07/01/2023, tại Cục Đối ngoại Bộ Quốc Phòng diễn ra chương trình “Gala chào...

Mệnh Thổ hợp cây gì? Tham khảo 8 loại cây xanh mang lại tài lộc 

Mệnh Thổ hợp cây gì? Sau đại dịch Covid, nhu cầu về trồng cây trong...

Mệnh kim hợp cây gì? Những lưu ý cần biết khi lựa chọn cây phong thủy

Hiện nay, trồng các loại cây cảnh luôn là giải pháp hàng đầu giúp không...

Mệnh thủy hợp cây gì? Hướng dẫn cách chăm sóc cây xanh phong thủy

Bố trí cây cảnh trong nhà hoặc nơi làm việc không chỉ mang đến bầu...

Cung tài lộc trong nhà và hướng dẫn cách tự mở cung tài lộc

Theo phong thủy, cung Tài Lộc trong nhà đóng vai trò cực kỳ quan trọng...

Nên trồng cây gì trước nhà để thu hút tài lộc, mang lại vượng khí?

Nên trồng cây gì trước nhà để đem lại may mắn? Đây chắc hẳn là...

image