Cách tính độ dốc mái Nhật chuẩn xác và hợp lý nhất
Rất nhiều khách hàng đặt câu hỏi tới chúng tôi về cách tính độ dốc mái Nhật sao cho đúng chuẩn. Vậy thì hôm nay Nam Anh sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cụ thể về các vấn đề xoay quanh mái Nhật. Hãy cùng đi tìm lời giải đáp ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Tại sao cần biết cách tính độ dốc mái Nhật?
Độ dốc của mái nhà nói chung là yếu tố quan trọng quyết định phần lớn tuổi thọ của mái và tính ổn định của vật liệu xây nhà. Nói một cách dễ hiểu thì nếu mái nhà có độ dốc không đạt chuẩn sẽ gây cản trở trong việc thoát nước mái Nhật. Từ đó gây ra nhiều hậu quả trong quá trình sử dụng.
Hệ mái Nhật là gì?
Để biết được độ dốc mái Nhật bao nhiêu là hợp lý, trước hết cần hiểu rõ như thế nào được gọi là hệ mái Nhật. Hệ mái Nhật hay còn được gọi với cái tên khác là mái lùn, có xuất xứ từ Nhật Bản. Gọi chúng là mái lùn là vì độ dốc vừa phải.
Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết tại Nhật này mà kết cấu mái nhà của họ cũng trở nên khác biệt. Đây là quốc gia có lượng mưa ít, khí hậu khá lạnh nên phần mái chỉ cần dốc vừa đủ để thoát nước, không làm ứ đọng nước trên mái.
Hệ mái Nhật có 2 dạng: dạng mái ngói dốc và dạng mái ngói bằng bê tông. Mái có độ dốc nhẹ, mở rộng linh hoạt ra các hướng và xếp chồng lớp lên nhau lúc thi công. Thiết kế nhà biệt thự mái Nhật sẽ có các mái nhỏ giao mái lớn, phần rìa bên ngoài được đúc bê tông.
Chiều cao mái Nhật đẹp hoàn hảo không chỉ quyết định bởi chất liệu ngói cao cấp hay màu sắc của hệ mái. Đó còn là điểm nổi bật của cấu tạo mái cân xứng, chính xác để đạt được tính thẩm mỹ cao Nhật. Dễ dàng thay đổi độ dốc, hình dáng mái để phù hợp với công trình, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư.
Tóm lại, hệ mái Nhật là một sự lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm mẫu nhà đẹp. Dù công trình có diện tích lớn hay bé đều đảm bảo tính thẩm mỹ cao Nhật, không làm khó được hệ mái Nhật.
Ưu điểm vượt trội tạo nên khác biệt của hệ mái Nhật
Nhà mái Nhật được du nhập vào Việt Nam và thu hút sự quan tâm của nhiều chủ đầu tư. Mái Nhật có độ dốc mái nhẹ và mở rộng ra nhiều hướng khác nhau và có thể xếp chồng nhiều lớp lên nhau. Đây cũng là điểm đặc trưng trong thiết kế nhà ở tại Nhật Bản do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
Có nhiều đánh giá cho tầng mái Nhật là sự kết hợp khéo léo giữa hai nền kiến trúc văn hóa khác nhau. Đó là phong cách mái Thái và mái dốc cổ điển Châu Âu. Đặc biệt là sự phá vỡ quy luật đỉnh chóp để tạo ra đường nét cách điệu cho ngôi mái.
Đề cao tính linh hoạt, sự tiện lợi và đơn giản, hệ mái Nhật có thể được sử dụng cho mọi không gian khác nhau. Quy mô công trình dù lớn hay bé cũng đều áp dụng được thiết kế hệ mái Nhật, đảm bảo tính thẩm mỹ cao Nhật.
Một điểm cộng cho hệ mái Nhật đó là sự đa dạng trong chất liệu. Nhờ đó mà mái có thể thay đổi linh hoạt của độ dốc và hình dáng mái tùy theo sở thích và gu thẩm mỹ. Các kiến trúc sư cũng dễ dàng đưa ra sự kết hợp độc đáo với những chất liệu phá cách cho công trình.
Cách tính độ dốc mái Nhật đúng chuẩn
Kiến trúc nói chung luôn gắn liền với các chuỗi công thức tính. Điều này đảm bảo tính chính xác tuyệt đối cho các công trình và an toàn cho người sử dụng. Khi thiết kế hệ mái Nhật cho công trình cũng không ngoại lệ. Để tính độ dốc mái Nhật, người ta sử dụng công thức:
- Đầu tiên là công thức tính hệ số độ dốc của mái: m = H/L = tan(&)
- Tiếp theo là các tính độ dốc mái Nhật chuẩn: i% = m x 100% = H/L x 100%. Trong đó: H là chiều cao mái Nhật. L là chiều dài mái Nhật.
Áp dụng đúng công thức tính độ dốc nêu trên chúng ta có thể tính và cân đối được độ dốc của mái. Và công thức cũng áp dụng cho cách tính độ dốc mái ngói Nhật. Thông thường, mái Nhật sẽ có độ dốc khoảng 40 độ và độ vẩy từ 1-1,2m. Độ dốc và độ vẩy này cho thấy hệ mái Nhật có các chỉ số thấp hơn so với hệ mái Thái.
Bao nhiêu là hợp lý dựa vào cách tính độ dốc mái Nhật?
Độ dốc của mái nhà ảnh hưởng trực tiếp đến việc thoát nước mưa, tính thẩm mỹ của tổng thể căn nhà. Vậy nên khi thiết kế cần tính toán và đo đạc chính xác để cân đối độ dốc của mái sao cho phù hợp. Mọi con số đều phải được tính toán tỉ mỉ, chi tiết để đảm bảo không có sai lệch về sau khi thi công công trình.
Mặc dù mái càng dốc thì khả năng thoát nước mái Nhật càng nhanh. Tuy nhiên do đặc điểm của hệ mái Nhật có độ dốc nhẹ nên cần thiết kế sao cho phù hợp được cả 2 tiêu chí này. Độ dốc của mái cần cân đối với tỷ lệ và hình khối của căn nhà.
Độ dốc là yếu tố quan trọng, được xem là “tỷ lệ vàng” của mái nhà. Dựa trên kiến thức chuyên môn cho thấy độ dốc là tỷ lệ giữa 2 góc vuông của một cạnh tam giác. Các chuyên gia cho răng, độ dốc của hệ mái Nhật nằm trong khoảng 30 – 40 độ. Như vậy khi thiết kế bộ cục, hình khối cho căn nhà sẽ trở nên dễ dàng và đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Quả thật, rất dễ để áp dụng cách tính độ dốc mái Nhật và kiểm tra độ chính xác của kết quả. Hy vọng bài viết của Nội thất Nam Anh đã giúp bạn tìm ra câu trả lời về cách tính độ dốc cho hệ mái của căn nhà mình. Chúc bạn có một công trình nhà ở kết hợp hệ mái Nhật sang trọng và đáng sống!