Cách tính độ dốc mái nhà theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
Mái nhà đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác động từ bên ngoài. Một ngôi mái đạt chuẩn không chỉ đáp ứng được kích thước phù hợp mà còn xét đến độ dốc mái an toàn. Bài viết hôm nay, Nam Anh sẽ chỉ bạn các cách tính độ dốc mái nhà phổ biến nhất trong đời sống. Đừng vội bỏ qua bài viết để nắm được công thức tính cơ bản nhé!
Vì sao cần biết cách tính độ dốc mái nhà?
Như đã khẳng định, mái nhà là bộ phận chính giúp bảo vệ công trình của bạn khỏi nắng mưa, thời tiết khắc nghiệt. Chính vì thế mà mái nhà cần đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác cao. Đặc biệt là độ dốc mái nhà để mang đến cho căn nhà nhiều điểm nổi bật như:
Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao
Độ dốc mái nhà, kết hợp cùng phong cách mái phù hợp sẽ tạo nên một kết cấu cân đối cho tổng thể căn nhà. Khi thiết kế cần đo đạc chính xác số liệu cần thiết để xác định và tính toán đúng độ dốc cho mái. Ngoài ra cũng có thể kết hợp thêm phong cách mái Thái, mái Nhật, … để tăng thêm điểm nhấn cho ngôi mái.
Đảm bảo an toàn cho người dùng và công trình
Chức năng chính của mái nhà là bảo vệ ngoại thất tránh những tác động về thời tiết. Đặc biệt là thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam sẽ cần thiết phải thiết kế mái dốc để thoát nước mưa, tránh gây ứ đọng. Điều này sẽ giảm thiểu tình trạng ẩm mốc, dột trần nhà do thấm nước mưa lâu ngày.
Tăng thêm tuổi thọ sử dụng của mái nhà
Trường hợp mái có độ dốc phù hợp sẽ dễ dàng làm trôi lá cây hoặc rác vụn vương lại trên mái. Bạn sẽ không cần mất nhiều công sức để dọn vệ sinh, làm sạch mái nhà. Đồng thời cũng giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng cho mái nhà, hạn chế các vấn đề phát sinh ngoài ý muốn về lâu dài.
Cách tính độ dốc mái nhà phổ đơn giản nhất
Có khá nhiều công thức để tính độ dốc mái nhà bao nhiêu là hợp lý vần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều được triển khai từ công thức gốc để thuận tiện hơn cho việc áp dụng.
Công thức tính độ dốc i cho mái nhà
Áp dụng các công thức toán hình học, chúng ta có công thức tính độ dốc i như sau:
i = m × 100% = (H/L) × 100%
Trong đó:
- i là độ dốc.
- H là chiều cao mái.
- L là chiều dài của mái.
- m là hệ số đo độ dốc của mái được tính bằng công thức m = H/L = tan α.
Thông thường, độ dốc i sẽ lớn hơn 8% để đảm bảo mái nhà đáp ứng được các công năng cơ bản. Với những mái có độ dốc càng cao thì khả năng thoát nước và tuổi thọ sử dụng càng lớn. Tùy thuộc vào việc lựa chọn vật liệu cũng như tính toán kỹ chiều dài của mái để thiết kế phù hợp.
Công thức tính độ dốc thi công cho tầng hầm
Đối với các công trình tầng hầm cần thiết kế mái dựa trên chiều dài và chiều sâu của tầng hầm. Nhất là với những tầng hầm có phương tiện hay ra vào thì độ dốc mái khoảng 10 – 15% là hợp lý.
Bởi chiều cao tối thiểu của miệng hầm tính từ độ cao thông thủy đến sàn là 2,2m. Do đó với những trường hợp kích thước khó thì độ dốc mái có thể tăng đến 20%. Tiên quyết cần đảm bảo an toàn cho người sử dụng và máy móc, thiết bị bên trong tầng hầm.
Công thức tính độ dốc thi công cho mái bằng
Do mái bằng được làm bằng bê tông cốt thép, nên độ dốc trung bình chỉ rơi vào khoảng 2%. Nếu diện tích mái lớn hơn thì có thể tăng độ dốc mái, tuy nhiên sẽ tăng không đáng kể. Dựa vào đó sẽ thiết kế đường thoát nước để tránh ứ đọng nước mưa trên mái nhà.
Việc áp dụng mái bằng cho công trình, không nên thiết kế độ dốc cao. Bởi khối bê tông cốt thép có trọng lượng tương đối lớn, đè nặng lên các bức tường. Khi làm mái nghiêng sẽ không phân bố đều lực tác động của mái. Về lâu sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu của căn nhà.
Một vài lưu ý về cách tính độ dốc mái nhà
Để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho người sử dụng và công trình. Trong thiết kế và thi công độ dốc của mái nhà cần lưu ý một số điểm như sau:
- Các thiết kế mái ngói xi măng, mái bằng bê tông cốt thép cần phải có gờ chắn ngang và độ dốc thấp hơn các loại mái khác.
- Vật liệu làm mái phải lựa chọn thật kỹ để phù hợp với điều kiện thời tiết nơi thi công nhà ở.
- Hầu hết độ dốc mái càng lớn thì càng an toàn và tiêu chuẩn an toàn là trên 20 độ. Những mái có độ dốc nhỏ hơn 20 độ sẽ có tuổi thọ sử dụng ngắn hơn, nhanh xuống cấp.
- Các trường hợp ngoại lệ với độ dốc ngoài mức an toàn nên tham khảo thêm các cách phòng chống dột như: dán tôn chống dột, chống mí, …
Trên đây là tất tần tật các cách tính độ dốc mái nhà được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi, bạn đọc đã nắm rõ những thông tin cơ bản về độ dốc mái. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế, thi công mái cho công trình, hãy nhanh tay liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn và tham khảo giá dịch vụ.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa Detech – 8C Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 0936.62.63.28
- Email: hanam@naan.com.vn
- Website: https://naan.com.vn/