Giác móng nhà là gì? Cách giác móng nhà chuẩn xác nhất
Thiết kế xây dựng đòi hỏi công đoạn cụ thể, cầu kỳ để đảm bảo an toàn lao động và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cho công trình. Bài viết sẽ chỉ bạn cách giác móng nhà, một trong những công đoạn tiên quyết để xây nhà. Và tất tần tật những điều chưa biết về giác móng nhà, sẽ được Nam Anh giới thiệu sau đây nhé!
Bạn biết gì về cách giác móng nhà?
Giác móng là một thuật ngữ trong ngành xây dựng, sử dụng để mô tả việc định vị các góc của căn nhà. Đảm bảo sao cho phù hợp và đáp ứng những yêu cầu về kỹ thuật cho công trình. Đảm bảo móng nhà vững chắc, góp phần nâng cao chất lượng móng các công trình.
Nếu không thực hiện giác móng, móng nhà sẽ bị méo mó, không ngay ngắn. Điều này làm ảnh hưởng đến mỹ quan, làm cho công việc ốp lát sàn, tường sau đó gặp nhiều trở ngại. Cùng với đó là ảnh hưởng đến các bức tường, kéo theo tủ, kệ, . .. không thể nào kê sát tường được.
Thậm chí, nghiêm trọng hơn nữa còn dẫn đến những nguy cơ về mất an toàn trong quá trình thi công. Chính vì thế, nhất định phải có đội ngũ kiến trúc sư và thi công am hiểu những kiến thức và kỹ năng liên quan đến cách giác móng nhà.
Hướng dẫn cách giác móng nhà đạt chuẩn kỹ thuật
Để thực hiện giác móng nhà, có thể lựa chọn một trong hai phương pháp. Đó là giác móng bằng thủ công dành cho những công trình có quy mô vừa và nhỏ. Hoặc phương pháp giác móng bằng máy đối với những công trình có diện tích, quy mô lớn. Và cách giác móng nhà cần tuân thủ các bước sau:
Phương pháp 1: Giác móng nhà bằng thủ công
Trước hết bạn cần chuẩn bị các công cụ, dụng cụ cần thiết để sẵn sàng bắt tay vào giác móng. Bạn cần có 4 cọc sắt cao khoảng 50cm, một đầu được sơn đỏ để dễ nhìn thấy ở khoảng cách xa. Thước dây chuyên dụng, búa và cuộn dây dù hoặc có thể thay thế bằng dây thép.
Cách giác móng nhà được bắt đầu bằng việc xác định các góc vuông của móng nhà. Tại điểm đầu tiên, là góc đầu tiên bạn cắm 1 cọc sắt có đầu sơn đỏ. Cọc thứ 2 dùng dây dù xoay các cung tròn có bán kính tương ứng. Tại giao điểm, tiếp tục xoay cung tròn lớn hơn để tạo ra những điểm cắt nhau của các vòng cung.
Từ đó bạn có thể dễ dàng xác định được các điểm cắm cọc, và chúng tạo thành 4 góc của công trình. Giai đoạn này bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của những người có chuyên môn trong lĩnh vực. Bởi nó còn ảnh hưởng đến độ dài đường chéo và sự thẳng thắn của các bức tường.
Cuối cùng là bước quan trọng nhất, cần xác định tim móng, tim cột của công trình. Bạn có thể sử dụng đá vôi để làm vật liệu đánh dấu và xác định diện tích đất đào móng. Sau khi kết thúc việc đào đất, thả dây để xác định tim móng. Đổ bê tông đáy móng để tiếp tục xác định tim cột. Đặt dầm móng và thép cột đúng với nhịp tim đã định từ trước để đổ bê tông móng.
Phương pháp 2: Cách giác móng bằng máy laser
Cách giác móng nhà bằng máy móc thường được áp dụng đối với các công trình có quy mô, diện tích lớn. Điều này trái ngược với cách giác móng thủ công, thích hợp cho những công trình nhỏ và vừa. Sự trợ giúp của những công cụ đo đạc chuyên nghiệp sẽ giảm tải cho quy trình giác móng nhà và đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại máy cân mực và thuỷ chuẩn với nhiều kiểu dáng, tính năng, giá cả đa dạng từ nhiều thương hiệu khác nhau cho bạn chọn lựa, điển hình có thể kể đến như: máy cân bằng laser Bosch, máy thuỷ bình và cân bằng của hãng Leica, Laisai, Pentax, . .. Tùy theo tính chất công việc và quy mô dự án mà bạn nên xem xét để lựa chọn loại thích hợp.
Cách giác móng nhà bằng máy móc sẽ được thực hiện như thế nào?
Quy trình để giác móng nhà cần tuân thủ độ chính xác tuyệt đối, không để xảy ra bất kỳ sai sót gì. Và các bước sẽ diễn ra như sau:
- Bước 1: Nhà thầu tiếp nhận mặt bằng thi công và bản vẽ thiết kế gốc từ chủ đầu tư
- Bước 2: Tiến hành đo kích thước qua mốc chính và mốc thứ cấp
- Bước 3: Sử dụng các thiết bị định vị và đo tọa độ giúp định vị trục chuẩn xác hơn. Thông thường, những điểm này phải cách trục một khoảng từ 5 – 10m nhằm không gây cản trở đến việc đổ đất và vận chuyển tập kết vật liệu
- Bước 4: Khi bắt đầu đào móng, chúng ta nên tiến hành giác móng sơ bộ bằng cách rắc vôi vào máy đào. Sau khi đổ bê tông lót xong xuôi bạn mới dùng máy đào đất một cách vững chắc.
Trên đây là định nghĩa giác móng là gì cùng những cách giác móng nhà phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết bạn có thể hiểu được và dễ dàng ứng dụng vào thực tế. Nếu bạn có thắc mắc hay quan tâm đến vấn đề giác móng nhà, hãy liên hệ ngay đến Nam Anh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa Detech – 8C Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 0936.62.63.28
- Website: https://namanh.com.vn/