Tham khảo các loại cỏ trồng sân vườn đẹp cho nhà vườn, biệt thự
Để xây dựng một căn biệt thự thẩm mỹ, ngoài kiến trúc và nội thất của căn nhà thì cảnh quan cũng vô cùng quan trọng. Để cảnh quan sân vườn biệt thự đẹp không thể thiếu các loại cỏ trang trí. Bài viết này Nam Anh xin giới thiệu tới bạn tổng hợp các loại cỏ trồng sân vườn cho nhà biệt thự vừa đẹp lại dễ sử dụng.
1. Cỏ trồng sân vườn là gì?
Cỏ trồng sân vườn là loại cỏ chuyên được sử dụng tạo thành những thảm cỏ trang trí cho không gian sân vườn. Thường được trồng trên diện rộng tại các lề đường, giải phân cách, các khu vực sân vườn của công viên, nhà biệt thự hoặc các quán cà phê sân vườn. Không chỉ có tác dụng trang trí, loại cỏ này có giúp đất chống xói mòn, đặc biệt trên các vùng đất đồi dốc.
Về mặt cảnh quan, cỏ sân vườn giúp các yếu tố được liên kết với nhau. Làm tổng quan khu vườn rộng rãi thoáng mát, che bớt đi những phần đất dư thừa mất thẩm mỹ.
2.Tại sao nên sử dụng các loại cỏ trồng sân vườn?
Cỏ trồng sân vườn thường được dùng để làm nền thay thế sàn sân vườn. Không chỉ tạo nên bức tranh thảm thực vật xanh mát mà còn có tác dụng giữ đất, chống xói mòn hiệu quả, đặc biệt là những khu vực có độ dốc. Ngoài trồng để làm nền cho các hàng rào, lề đường, trong các dãy phân cách, cỏ sân vườn còn tạo thảm xanh ấn tượng tại các khu công viên, biệt thự hay quán cà phê sân vườn.
Một trong những ưu điểm nổi bật của việc sử dụng các loại cỏ sân vườn tự nhiên trong thiết kế cảnh quan, đó là kết nối không gian, tạo cảm giác thoải mái, rộng rãi và thoáng đãng. Bên cạnh đó, thảm cỏ còn có khả năng che phủ đất trống và kết hợp với lát sàn nhựa ngoài trời giúp nâng cao vẻ đẹp của khu vườn.
3.Các loại cỏ trồng sân vườn cho nhà biệt thự phổ biến
Hiện nay thiết kế biệt thự sân vườn không thể thiếu các loại cỏ tự nhiên. Chúng không chỉ tạo ra một không gian thẩm mỹ, mà còn tạo ra không gian tươi mát cho biệt thự.
Tuy nhiên cỏ sân vườn có nhiều loại, mỗi loại có một đặc tính riêng. Bạn có thể tham khảo 5 loại cỏ sân vườn phổ biến sau cho biệt thự của mình
Hiện nay, các loại cỏ tự nhiên là yếu tố không thể thiếu trong thiết kế biệt thự sân vườn. Chúng không chỉ tạo ra một không gian thẩm mỹ, mà còn mang lại một bầu không khí thoáng mát cho biệt thự.
Tuy nhiên cỏ sân vườn có nhiều loại, mỗi loại có một đặc tính riêng. Bạn có thể tham khảo 5 loại cỏ sân vườn phổ biến sau cho biệt thự của mình:
3.1.Cỏ lá gừng
Cỏ lá gừng hay còn gọi là cỏ lá tre thuộc dòng hoa thảo cỏ lúa. Đây là loại cỏ điển hình chuyên được trồng ở những bãi cỏ lớn như: Khu vui chơi trẻ em, công viên, sân bóng,… Cỏ lá gừng phát triển rất nhanh và tốt, không dễ bị ảnh hưởng bởi con người. Vì vậy, các nơi trồng cỏ lá gừng đều là những nơi có cường độ hoạt động cao, có thể giẫm lên cỏ nhiều mà không ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cỏ.
- Đặc điểm: Cành và nhánh thường bò sát đất. Cỏ có xu hướng phát triển chiều ngang hơn chiều dọc. Cuống và cành kéo dài thành gốc màu nâu đỏ. Lá cây dạng hình bầu dục dài, nhỏ. Cỏ lá gừng có hoa đỏ, vàng nhạt, mọc hoa theo cụm.
- Nhược điểm: Dễ bị bay màu lá và cần nhiều nước, dinh dưỡng cung cấp để tạo độ xanh cho lá cây. Vậy nên gia chủ cần tưới nước đều khi trồng loại cỏ này. Nếu biệt thự nằm ở khu vực đất cằn thì nên cân nhắc trước khi lựa chọn.
Cỏ lá gừng phát triển rất tốt, ít bị ảnh hưởng bởi sự vận động mạnh của con người
3.2.Cỏ nhung Nhật
Đã nhắc đến cỏ sân vườn dành cho biệt thự thì không thể không nhắc đến cỏ nhung Nhật. Loại cỏ này có độ mềm mịn, lá đậm màu và xanh mướt.
Cỏ nhung Nhật thích hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu của Việt Nam. Chúng lớn nhanh, có sức đề kháng tốt và không dễ bị sâu bệnh. Bên cạnh đó, cỏ nhung Nhật cũng không tốn quá nhiều công chăm sóc nên thường được trồng tại những bãi cỏ diện rộng trong các khu nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf, resort, biệt thự,…
Tuy nhiên, loại cỏ này có khả năng phát triển trong môi trường nhiều ánh sáng, độ ẩm cao. Vì vậy nếu biệt thư của bạn có nhiều khu vực râm mát, cây cối lớn thì không thích hợp để trồng loại cỏ này.
3.3.Cỏ lông heo
Cỏ lông heo là giống cây thân thảo, mọc bò ngang sát đất. Tốc độ phát triển của loại cỏ này rất nhanh và giá thành vừa phải nên thường được dùng để phủ xanh các công trình có tổng diện tích lớn như sân vườn, đập dốc, công viên,…
Cái tên cỏ lông heo được đặt theo cách mọc tương đối giống lớp lông của loài heo rừng. Lá cỏ mọc so le, xếp thành hai dãy theo thân. Hình dáng lá cứng và ngắn. Chiều dài lá từ 5-10cm. Loại cỏ này có kết cấu rất tốt, màu xanh của lá hơi đậm màu.
Giống như cỏ nhung Nhật, cỏ lông heo là giống cỏ ưa sáng. Khi lựa chọn loại cỏ này cho biệt thự, gia chủ không nên trồng chúng dưới các bụi hoa để cỏ được phát triển và quang hợp tốt nhất. Bên cạnh đó, cỏ lông heo có tác dụng chống xói mòn rất tốt, nên có thể sử dụng cho các biệt thự trên đồi.
3.4.Cỏ đậu phộng
Cỏ đậu hay còn gọi là cỏ đậu phộng (cỏ hoàng lạc, đậu phộng dại, lạc dại, đậu phộng kiểng) thuộc họ Đậu. Cái tên của nó bắt nguồn từ việc hình dáng lá cây rất giống với lá của cây lạc.
Loại cỏ này có ưu điểm lớn là dễ trồng và dễ chăm sóc. Hoa của cỏ đậu phộng màu vàng rực rỡ, đẹp mắt. Chúng phát triển giống như một cái cây thu nhỏ với thân cỏ chia ra làm nhiều cành nhỏ có lá mọc song song nhau.
Loại cỏ này ưa trồng ở những nơi có nhiều nắng và nhiều nước. Đặc biệt là cỏ rất dễ phát triển và sinh sôi ở đất cát pha. Loại cỏ này không trồng theo thảm giống như các loại cỏ sân vườn tự nhiên khác được, vì vậy bạn có thể gieo hạt hoặc cắt thành đoạn nhỏ để trồng.
3.5.Cỏ xuyến chi
Cỏ xuyến chi hay còn gọi là cúc mặt trời, thuộc họ thân thảo. Cỏ hay sinh trưởng ở vùng nhiệt đới như Châu Á và Châu Phi. Hoa xuyến chi có hai màu trắng và vàng rất đẹp. Tuy nhiên loại cỏ hay được trồng trong sân vườn biệt thự là loại hoa vàng.
Cỏ xuyến chi có tốc độ sinh trưởng nhanh và mạnh. Ngoài ra, cỏ cũng không cần quá nhiều nước hay ánh sáng khi trồng. Có thể trồng ở những khu vực có bóng râm. Không chỉ có tác dụng trang trí cảnh quan, cỏ xuyến chi còn có tác dụng hút chất độc trong không khí, giúp làm sạch không gian sống cho gia chủ
3.6.Cỏ lan chi
Cỏ lan chi là một loại cỏ được sử dụng rộng rãi trong sân vườn, đặc biệt là cạnh lối đi, hoặc làm viền trang trí quanh cây trồng khác. Loại cỏ này có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Hoa lan chi màu tím nhạt, lá cây mọc đối xứng nhau.
Cỏ lan chi có khả năng tăng lượng oxi vào ban đêm, lọc và hấp thụ khí CO2, benzen và xylen độc hại, giúp không khí căn nhà của bạn trong lành thoải mái hơn. Cây có khả năng chịu hạn và sinh trưởng quanh năm. Vì vậy ngoài trồng được ở sân vườn biệt thự, gia chủ có thể trồng lan chi trong chậu trang trí trong nhà
Nhược điểm lớn của cỏ lan chi là lá cỏ rất mềm, dễ bị dập nát. Vì vậy, chúng không thích hợp để trồng nền, không được đi lên ở khu vực trồng loại cỏ này.
4.Những lưu ý cần biết khi trồng cỏ sân vườn
Để thành công trong việc trồng cỏ trong sân vườn, bạn cần lưu ý đến các yếu tố sau:
- Điều kiện thời tiết và thời điểm trồng: Thời điểm trồng cỏ cực kỳ quan trọng, nên chọn mùa xuân hoặc mùa thu để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm ổn định. Nếu trồng vào màu hè, cỏ có thể chết do thiếu nước và nhiệt độ cao.
- Cách tưới nước và bón phân: Mặc dù cỏ cần dinh dưỡng và nước để phát triển nhưng nếu tưới nước và bón phân quá nhiều cũng có khả năng gây hại cho cây. Vì vậy, bạn nên tưới nước và bón phân đúng liều lượng để đảm bảo sức khỏe cho cây.
- Cách cắt tỉa cỏ: Cắt tỉa cỏ đều đặn sẽ giúp cỏ phát triển, nhưng cần phải đúng cách để tránh làm tổn thương cỏ.
- Kiểm soát cỏ dại và côn trùng: Để bảo vệ cỏ trong sân vườn, bạn cần kiểm soát sự phát triển của cỏ dại và côn trùng.
- Điều chỉnh độ ẩm của đất: Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cỏ. Nếu để đất quá khô hoặc quá ẩm có thể gây hại đến sự sống của cỏ.
- Chăm sóc định kỳ: Việc cắt tỉa, tưới nước, bón phân đúng cách, hay kiểm soát cỏ dại và côn trùng, điều chỉnh độ ẩm của đất thường xuyên sẽ giúp cho cỏ phát triển tốt hơn.
Trên đây là các loại cỏ trồng sân vườn cho cảnh quan biệt thự vừa đẹp lại dễ trồng. Mỗi loại cỏ lại có một đặc điểm riêng, điều kiện sinh trưởng khác nhau. Vì vậy, gia chủ hãy cân nhắc địa hình và vị trí để lựa chọn cỏ trồng cho phù hợp. Hãy theo dõi website https://namanh.com.vn/ để xem những bài viết hữu ích khác nhé!
Xem thêm: