Bauhaus là gì? 3 Đặc trưng cơ bản của phong cách Bauhaus
Bauhaus là gì? Bauhaus được biết tới là một trong các trường phái kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng ở Đức vào thế kỷ XX. Sau đó, phong trào này đã lan rộng trên toàn thế giới, để lại những ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy đây là phong trào gì, có điểm gì đặc biệt, hãy cùng Nam Anh khám phá ngay nhé.
Tìm hiểu Bauhaus là gì
Phong cách Bauhaus là trường phái kiến trúc, nghệ thuật và thiết kế nổi tiếng của Đức vào giữa thế kỷ XX. Bauhaus thành lập vào năm 1919 ở thành phố Weimar bởi kiến trúc sư nổi tiếng Walter Gropius. Tên của trường phái này được đặt theo tên trường Bauhaus, nơi đặt trụ sở của phong trào. Hơn hết, đây còn là môi trường mỹ thuật đầu tiên tại Đức kết hợp thủ công, mỹ nghệ và là cái nôi hình thành phong trào Bauhaus.
Điểm đặc biệt của Bauhaus là tập trung vào việc áp dụng nguyên lý đơn giản để thiết kế sản phẩm, đảm bảo tính thẩm mỹ, tiện dụng và mang hơi hướng công nghiệp. Có thể nói, Bauhaus đã phá vỡ khuôn khổ thiết kế nghệ thuật truyền thống, đặt nền móng cho phong cách mới mẻ, hiện đại. Đồng thời nhấn mạnh sự kết hợp của tính khoa học, logic với nghệ thuật thiết kế.
Phong cách thiết kế Bauhaus để lại nhiều ảnh hưởng lớn tới nghệ thuật và kiến trúc trên toàn thế giới. Những kiến trúc sư, nhà thiết kế và các nghệ sĩ đã ứng dụng nguyên tắc, phương pháp của Bauhaus vào chính công việc và cuộc sống. Thông qua đó tạo nên các tác phẩm độc đáo, mang tính biểu tượng của thời đại.
Lịch sử hình thành và phát triển của phong trào nghệ thuật Bauhaus
Như đã giới thiệu ở trên, Bauhaus được thành lập từ năm 1919 bởi kiến trúc sư Walter Gropius ở thành phố Weimar, Đức. Sau chiến tranh thế giới I, Gropius cảm thấy bản thân cần tạo ra một phong cách mới cho kiến trúc và nghệ thuật. Phong cách này cần phải thích ứng với thời đại mới đầy năng động, công nghiệp hóa và chuyển đổi. Cụ thể:
Giai đoạn 1 (1919-1925)
Đây là giai đoạn mà phong trào Bauhaus phát triển nhất kể từ khi xuất hiện trên thế giới. Kiến trúc sư Walter Gropius đã tập trung vào việc đào tạo, phát triển những nguyên tắc thiết kế mới. Mục đích chính của việc này là tạo ra những sản phẩm có tính công nghệ cao, đồng thời phải đẹp mắt và tiện dụng.
Walter Gropius lúc bấy giờ đang là hiệu trưởng của Bauhaus nên thu hút được rất nhiều học viên trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục kiểu mới của mình. Qua đó mà tạo dựng lên một cộng đồng nghệ sĩ, kiến trúc sư đầy nhiệt huyết và sáng tạo.
Giai đoạn 2 (1925-1932)
Có thể nói, đây chính là giai đoạn đã đánh dấu cho sự phát triển, mở rộng của trường phái Bauhaus. Phong cách nghệ thuật này chuyển đổi từ hình thức của một trường đào tạo nghệ thuật thành trung tâm nghiên cứu, phát triển nghệ thuật. Tuy nhiên, khi Bauhaus càng mở rộng lại phải đối mặt với nhiều áp lực về mặt chính trị, tới năm 1932 đã buộc phải đóng cửa vĩnh viễn vì áp lực từ chính quyền Đức Quốc Xã.
Giai đoạn 3 (1933 – nay)
Vào tháng 11/1933, phong trào Bauhaus đã chính thức tuyên bố đóng cửa mặc dù đã có được những thành công nhất định. Tuy nhiên, với niềm đam mê, nhiệt huyết đã thôi thúc những thành viên của Bauhaus rời Đức, lan tỏa phong trào này tới mọi nơi trên khắp thế giới. Chính vì thế, Bauhaus vẫn luôn được nhắc đến, có tầm ảnh hưởng lớn tới các lĩnh vực như thiết kế, kiến trúc hay nghệ thuật.
Dễ dàng nhận thấy những đóng góp của phong trào Bauhaus cho đến nay đã giúp ta có cái nhìn đa chiều hơn về lĩnh vực thiết kế nghệ thuật. Và tất nhiên, ở thời điểm hiện tại các ảnh hưởng phong trào này vẫn còn mang đến nhiều giá trị lớn.
3 Đặc điểm nổi bật của phong cách Bauhaus
Là thuật ngữ quen thuộc được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, Bauhaus sở hữu nhiều đặc trưng riêng thu hút. Bao gồm
Chú trọng công năng
Như kiến trúc sư William Morris từng nói, “Nghệ thuật đạt đến đỉnh điểm khi đáp ứng các nhu cầu xã hội và không có sự phân biệt của hình thể hay chức năng”. Quan điểm đó cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tới các thế hệ sau, tiêu biểu là sự phát triển của nghệ thuật đương đại ở Bauhaus.
Sau này, các tác phẩm nghệ thuật mang phong cách thiết kế Bauhaus luôn đặt công năng lên hàng đầu nhờ các ngôn ngữ hình học, hình khối đơn giản. Thẩm mỹ đi cùng công năng là triết lý cơ bản nhất của phong trào, một căn hộ sang trọng và ấn tượng và cân bằng thì còn gì bằng.
Đề cao sự tối giản
Sự tối giản là một trong các đặc điểm nổi bật của phong trào nghệ thuật như Bauhaus. Đây là một vấn đề quan trọng mà các nhà thiết kế, kiến trúc sư hay họa sĩ theo phong cách này yêu thích. Thiết kế đơn giản, ít chi tiết kết hợp hình học cơ bản, màu sắc đơn giản và tinh tế tạo nên sự cân đối giữa các yếu tố.
Thống nhất giữa tính nghệ thuật cùng thủ công mỹ nghệ
Bên cạnh việc chú trọng vào các công năng, Bauhaus còn là sự thống nhất giữa nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ. Theo đó, Walter Gropius từng nói rằng “Kiến trúc sư, họa sĩ và nhà điêu khắc đều phải trở về làm thợ thủ công, ở đó không có gì là nghệ thuật chuyên nghiệp.
Nghệ thuật là một nghề cao quý nhưng lại không có sự khác biệt giữa các người thợ và nghệ sĩ. Tất cả các nghệ sĩ đều cần có nền tảng thủ công và cũng là nguồn gốc của sự sáng tạo. Nên phòng ngủ chung cư theo phong cách này thường mang sự hài hòa công năng lẫn tính thẩm mỹ.
Các ảnh hưởng của Bauhaus trong các lĩnh vực nghệ thuật
Là một trong các trường phái nghệ thuật nổi bật, gây ấn tượng từ lâu trên thế giới, bạn có biết những ảnh hưởng của Bauhaus là gì hay không. Dưới đây cùng cập nhật một số thông tin để hiểu rõ những gì mà Bauhaus tác động tới các lĩnh vực thiết kế khác nhau.
Thiết kế đồ họa
Trong phong trào Bauhaus có một sức ảnh hưởng cực lớn đối với lĩnh vực thiết kế đồ họa. Nhất là việc phát triển những nguyên tắc thiết kế cùng phong cách đồ họa hiện đại đang được yêu thích. Điểm nổi bật của phong trào này trong thiết kế đồ họa là sự tối giản, màu sắc đơn giản cùng tỷ lệ cân đối, phá bỏ tư duy rập khuôn, máy móc trong thiết kế.
Bạn có thể nhận thấy rõ ràng trong những ấn phẩm đồ họa mang phong cách Bauhaus đều nổi bật bởi sự đơn giản, tính hình học. Màu sắc được phối hợp một cách khéo léo, hài hòa mà vẫn tạo nên những điểm nhấn độc đáo. Các hình ảnh, đoạn text hay lưới được sắp xếp dựa theo các dạng hình học độc đáo mà không khiến tác phẩm khô cứng mà còn tăng chiều sâu, tạo điểm nhìn ấn tượng cho người xem.
Bên cạnh đó, các nguyên tắc thiết kế Bauhaus được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Nhất là trong việc thiết kế logo, các ấn phẩm truyền thông quảng cáo, banner hay poster, thiết kế đồ họa cho các app, website,…
Thiết kế 3D
Phong trào Bauhaus cũng tạo ra nguồn cảm hứng thiết kế ấn tượng cho các thiết kế 3D nói chung. Lấy ý tưởng từ các chi tiết, các khối hình học độc đáo của những nhà thiết kế theo phong trào nghệ thuật Bauhaus. Từ cách phối màu, vận dụng hay sắp xếp khéo léo đã để lại các dấu ấn trong cách thiết kế 3D ngày nay.
Phong cách Bauhaus trong nội thất
Xuất phát từ đặc điểm thiết kế đi kèm tính công năng có trong phong cách nghệ thuật như Bauhaus. Các thiết kế nội thất thuộc phong trào này được đánh giá là mang đậm tính tối giản, có công năng sử dụng cực cao. Về sau, quan niệm này đã được nâng lên, hình thành quan điểm mới là nghệ thuật và công nghệ. Những sản phẩm nội thất không chỉ đáp ứng tốt về mặt thẩm mỹ trong thiết kế mà không cần đảm bảo tính công năng, tiện dụng.
Trên đây là tất cả thông tin nhằm giải đáp thắc mắc trường phái Bauhaus là gì mà Nam Anh muốn chia sẻ. Hy vọng qua đó bạn có thể hiểu rõ hơn về một phong trào nghệ thuật thực sự của thế giới. Đừng quên truy cập trang web của Nam Anh để cập nhật thêm nhiều kiến thức liên quan tới thiết kế nội thất tại https://namanh.com.vn/.